Thông tin từ tờ Dân trí, từ lâu, giới khoa học cho rằng các lỗ đen nhỏ nhất có xu hướng lớn gấp ít nhất 5 lần khối lượng Mặt Trời, trong khi các sao neutron gấp 2,5 lần khối lượng Mặt trời. Bên trong ranh giới đó là các vật thể với khoảng cách, khối lượng lớn, phạm vi bí ẩn giữa khối lượng của các lỗ đen và sao neutron.
Mới đây, một nhóm nhà khoa học châu Âu vừa phát hiện ra “sao neutron đen”. Đáng nói, khám phá này dường như phù hợp với khoảng trống bí ẩn đó.
Cụ thể, họ đã sử dụng Đài quan sát Sóng hấp dẫn Giao thoa kế Laser LIGO ở Louisiana và máy dò tìm Virgo ở Ý, phát hiện 1 thiên thể bất thường có khối lượng gấp khoảng 2,6 lần Mặt Trời.
Theo Laura Nuttall -Chuyên gia về sóng hấp dẫn của Viện Đại học Portsmouth, trước đây, chưa bao giờ con người phát hiện ra 1 vật thể có khối lượng nằm chắc chắn trong khoảng cách khối lượng lý thuyết giữa các sao neutron và lỗ đen.
Các nhà khoa học đặt tên cho vật thể là ngôi sao neutron đen. Nó hợp nhất với 1 lỗ đen khổng lồ gấp 23 khối lượng Mặt Trời, tạo thành 1 lỗ đen cuối cùng gấp 25 khối lượng Mặt Trời cách 800 triệu năm ánh sáng so với Trái Đất. Hai vật thể với khối lượng cực kỳ khác nhau hợp nhất rất bất thường.
Giáo sư Vicky Kickyera tại Đại học Tây Bắc của Mỹ cho biết đây là thách thức đối với các mô hình lý thuyết hiện tại để hình thành các cặp vật thể nhỏ gọn với tỷ lệ khối lượng lớn. Phát hiện này cho thấy những sự kiện này xảy ra thường xuyên hơn chúng ta dự đoán. Do đó, nó đã trở thành vật thể có khối lượng thấp thực sự hấp dẫn.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, vật thể bí ẩn có thể là 1 ngôi sao neutron hợp nhất với 1 lỗ đen. Nếu đúng, nó là điều thú vị được mong đợi về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, điều này chưa được xác nhận bằng quan sát. Dù vậy, với khối lượng gấp 2,6 lần Mặt Trời, nó đã vượt quá dự đoán hiện tại về khối lượng sao neutron tối đa. Đây có thể là lỗ đen nhẹ nhất từng được phát hiện.