Chó nhà tấn công khiến trẻ phải đi cấp cứu (Ảnh minh họa)
|
Tham gia kíp phẫu thuật cấp cứu bé H, bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa (Khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện Xanh Pôn) đánh giá các vết thương của cháu bé rất nặng, dễ nhiễm trùng, diễn biến khó lường. Vết thương trên đầu bé dài tới 15 cm, làm lộ xương sọ, chảy máu nhiều. Vì vậy, các bác sĩ phải khẩn trương xử trí vết thương để cứu cháu. May mắn, sau 4 ngày điều trị tại Bệnh viện, sức khỏe của H. ổn định nên được ra viện.
Bác sĩ Nghĩa cũng cho biết, bé H. chỉ là một trong rất nhiều trường hợp chó nhà tấn công trẻ em, người lớn, khiến các bệnh nhân phải đi cấp cứu trong thời gian gần đây.
Để tránh tình trạng những tai nạn thương tâm xảy ra do chó dữ tấn công, các chuyên gia cảnh báo các gia đình nuôi chó, mèo cần có ý thức quản lý tốt vật nuôi, tuân thủ các quy định pháp luật.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa cũng khuyến cáo cách sơ cứu khi bị chó cắn để giảm khả năng lây bệnh, nâng cao hiệu quả chữa trị.
Theo đó, bước đầu tiên khi bị chó cắn là làm sạch vết thương bằng cách rửa dưới vòi nước chảy, hoặc dùng bông băng và nước để loại bỏ các mầm bệnh. Nên rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến vết thương nặng hơn.
Sau đó, sử dụng một lượng nhỏ thuốc sát trùng vết cắn để loại bỏ các vi khuẩn có hại, cầm máu, băng bó vết thương, rồi chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Các bác sĩ sẽ yêu cầu nạn nhân đi tiêm phòng dại trong thời gian sớm nhất, đồng thời tư vấn về cách xử trí vật nuôi cắn người.