Infographic Kinh tế Singapore lột xác dưới thời Thủ tướng Lý Quang Diệu

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã biến Singapore thành một tượng đài trong một nửa thế kỷ cầm quyền, The Economist nhận xét.

Là một trong những câu chuyện kinh tế thành công nhất thế giới, Singapore có được sự thịnh vượng như ngày nay không thể không kể tới công lao của chính phủ dưới thời Thủ tướng Lý Quang Diệu.

Theo thông tin mới nhất, Văn phòng Thủ tướng Singapore thông báo cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã qua đời vào hồi 3h18 phút sáng 23/3 (theo giờ địa phương), hưởng thọ 91 tuổi.

Ông rời ghế Thủ tướng vào năm 1990, nhưng ảnh hưởng của ông vẫn định hình chính sách của chính phủ Singapore cho đến khi ông tạ thế.

Sinh ra trong thời điểm Singapore vẫn còn là thuộc địa của Anh, người thanh niên tên Lý cảm thấy bức bối dưới ách kìm kẹp của thực dân Nhật Bản.

Là một sinh viên xuất sắc, ông du học tại London và Cambridge sau chiến tranh, trở lại Singapore, ngồi ghế nghị sĩ Quốc hội - Đảng hành động nhân dân (PAP) - sau đó tái đắc cử vào các năm 1988, 1991, 1997 và 2001. Đây cũng là cơ quan đầu não dẫn dắt Singapore đến ngày hôm nay.

Ông Lý là lãnh đạo PAP kiêm Thủ tướng khi Singapore tách khỏi Anh Quốc, giành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao vào năm 1959.

Ông khởi phát ý tưởng sáp nhập với Malaysia với mục đích chấm dứt sự cai trị của người Anh vào năm 1963, tuy nhiên lại phân tách vào năm 1965, trở thành một nước nhỏ nhưng độc lập.

Sự thịnh vượng và quy củ của Singapore khiến các quốc gia Đông – Tây cảm phục, được ca ngợi như một hình mẫu.

Tuy nhiên, chủ trương chính trị của ông Lý cũng gây không ít tranh cải. Ông cho rằng sự chu cấp và tự do trong các nước lớn mạnh như Anh là không phù hợp.

Ngược lại, ông ủng hộ thắt chặt luật lệ và trừng phạt, biến Singapore trở thành một nước sạch sẽ, ổn định và quy củ bậc nhất thế giới.

Đương kim Thủ tướng Singapore – ông Lý Hiển Long, con trai ông Lý Quang Diệu – vẫn tiếp nối trật tự này với một vài cải cách.

Ông Lý Quang Diệu rời nhiệm sở vào năm 2011, sau khi kết quả bỏ phiếu bầu cử cho PAP đạt thấp nhất lịch sử. Nguyên nhân chính là do dân chúng bất mãn với tỷ lệ người nhập cư cao, xuất phát từ tỷ lệ sinh đẻ cực kỳ thấp tại Singapore.

Sau đợt bầu cử, ông vẫn có ghế trong Quốc hội, nhưng hầu như không đóng góp nhiều. Tuy nhiên không thể phủ nhận ông đã biến Singapore thành một tượng đài trong một nửa thế kỷ cầm quyền. 

Theo: BizLive