Kịch bản nào dành cho nước Anh khi hoãn Brexit?

VietTimes -- Mặc dù là ngày bỏ phiếu “Siêu Thứ Bảy” nhưng phiên họp quốc hội đặc biệt này vẫn không xác định được chính xác về thời điểm Anh sẽ rời Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Anh buộc phải xin gia hạn Brexit (Ảnh: CNN)
Thủ tướng Anh buộc phải xin gia hạn Brexit (Ảnh: CNN)

Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson đang phải “đau đầu” bởi các nghị sĩ đã không thực hiện bỏ phiếu ủng hộ cho Brexit, buộc Johnson phải xin lùi thời hạn.

Diễn biến phức tạp tại chính Quốc hội Anh đã khiến cho tình hình trở nên rối ren hơn khi thời hạn đến Brexit không còn nhiều.

Johnson phải miễn cưỡng yêu cầu gia hạn thời gian, nhưng các nhà lãnh đạo EU không cần thiết phải chấp thuận điều này. Cũng có ý kiến bác bỏ đề nghị gia hạn, gây áp lực buộc Anh tuân thủ đúng thỏa thuận.

Hoặc EU có thể chấp thuận yêu cầu của Johnson và để Anh rời khỏi EU đúng thời hạn vào ngày 31/1/2020 theo luật - điều này rất dễ dẫn đến một cuộc đàm phán lại cũng như khả năng trưng cầu dân ý lần thứ hai. Hoặc EU cũng có thể lùi lại đến tháng 6/2020 khi chu kỳ ngân sách EU tiếp theo bắt đầu, nhưng điều này có lẽ sẽ không xảy ra với những gì mà Brexit đã gây ra cho toàn châu Âu.

Chính phủ Anh tha thiết sớm có được sự ủng hộ cho thỏa thuận Brexit nhưng điều này sẽ rất khó xảy ra. Thay vào đó, chính phủ có thể xuất trình Dự thảo Luật Thoái lui đầy đủ vào đầu tuần này và cố gắng để thông qua các bên. Sẽ lại có những ngày tranh luận và bỏ phiếu với những ý kiến trái chiều nhau cho dự luật.

Đề xuất sửa đổi luật của đảng Bảo thủ được thông qua nhằm cố gắng giảm tỷ lệ đạt thỏa thuận, nhưng không điều gì có thể bảo đảm. EU có thể nói không với yêu cầu gia hạn và việc thông qua dự luật cũng có thể bị đình lại cũng như không được thông qua trong khoảng thời gian được cho phép.

Một số nghị sĩ (thành viên của Quốc hội) có thể sẽ cố gắng sửa đổi dự luật trong tuần này để bảo đảm có một cuộc trưng cầu dân ý. Nếu EU chấp thuận gia hạn thì không có gì bị loại trừ. Một số đảng đối lập sẽ vận động bỏ phiếu công khai về thỏa thuận Brexit cuối cùng giữa Anh và EU trong trường hợp tổng tuyển cử, hoặc hứa sẽ từ bỏ Brexit hoàn toàn.

Các chuyên gia của Capital Economics cho rằng kết quả bỏ phiếu ngày “Siêu Thứ Bảy” là một kết quả hợp lý cho nền kinh tế và đồng bảng Anh vì đã trì hoãn Brexit, và thậm chí khả năng đạt thỏa thuận vào ngày 31/10 tới cũng rất mong manh. “Ít nhất thì nó đã làm giảm sự cản trở tăng trưởng lâu hơn một chút”.

Các nhà phân tích tại Deutsche Bank cho biết, quan điểm đối với Brexit vẫn mang tính xây dựng và bản chất của việc bỏ phiếu hôm 19/10 thật ra là để Thủ tướng Johnson có thể nhận đủ sự ủng hộ cho thỏa thuận của mình sau đó. Deutsche Bank vẫn có cái nhìn tích cực đối với Anh.

Brexit đã đủ phức tạp nhưng diễn biến sắp tới có lẽ còn phức tạp hơn thế.

(Theo CNBC)