Quan điểm của Hà Nội Quy hoạch xây dựng đô thị Hòa Lạc phát triển bền vững, chú trọng kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường cảnh quan, môi trường sinh thái; vừa đảm bảo nhiệm vụ quân sự quốc phòng, vừa đảm bao phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích công cộng; khai tác tốt các thế mạnh, tiềm năng hiện có, phát triển trên nền tảng hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng.
Hạt nhân, động lực phát triển đô thị Hòa Lạc là Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc và Khu Đại học quốc gia Hà Nội. Quy hoạch phát triển theo hướng tập trung các khu đô thị, hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường đối ngoại và phát triển lan tỏa vào cá khu vực cảnh quan, kiểm soát phát triển tại các khu ngập lụt và khu vực thuộc hành lang thoát lũ theo quy định pháp luật.
Đây được cho là đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đô thị nghỉ dưỡng, sinh thái, tiết kiệm năng lượng. Chức năng chính của đô thị Hòa Lạc là Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ cao của cả nước; Trung tâm Đại học quốc gia và cao đẳng dạy nghề khác; Trung tâm y tế khám, chữa bệnh, điều dưỡng.
Định hướng quy hoạch tổ chức không gian được phân chia thành hai vùng đặc trưng là “Vùng phát triển đô thị” và “Vùng vành đai xanh” xung quanh khu vực đô thị.
Trong đó, "Vùng phát triển đô thị" gồm khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu Đại học quốc gia Hà Nội và khu đô thị mới, được phân chia và xác định bởi tuyến đường Đại lộ Thăng Long, tuyến cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình, quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh.
Khu vực phía Bắc Đại lộ Thăng Long bao gồm chủ yếu hai dự án đang được triển khai xây dựng theo quy hoạch là khu Công nghệ Hòa Lạc và khu Đại học quốc gia Hà Nội. Khu vực này cơ bản đã ổn định theo quy hoạch được phê duyệt và được coi là tiền đề để các khu vực còn lại phát triển theo một cách phù hợp.
Khu vực phía Nam Đại lộ Thăng Long có quỹ đất phát triển, nhưng bị phân tán bởi các ngọn núi độc lập nằm rải rác và các khu dân cư làng xóm hiện có. Phần đất có thể khai thác độ thị phần lớn là đất hiện đang canh tác nông nghiệp ở địa hình thấp hơn, phải can thiệp nhiều bằng các biện pháp san nền. Vì vậy ý tưởng chính của đồ án là dựa vào các dòng chảy tự nhiên, xuất phát chủ yếu từ dãy núi Viên Nam, theo các đường tụ thủy, thoát nước tự nhiên ra sông Tích để tạo thành các hành lang xanh sinh thái dẫn đường cho hệ thông giao thông.
Hệ thống giao thông trong đô thị được quy hoạch trên quan điểm hướng tới sự phát triển giao thông công cộng kết hợp với đi bộ, xe đạp và các phương tiện thân thiện môi trường, vì vậy các tuyến đường chính dành quỹ đất có thể bố trí làn dành riêng cho xe buýt hay BRT và làn dành cho phương tiện xe đạp.
Trong khi đó, “Vùng vành đai xanh” là vùng bao quanh của vùng nội thị, được phân định theo các tuyến đường vành đai của đô thị (đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường tránh, đường vành đai đô thị) và các chức năng sử dụng đất đặc thù (vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, đất quân sự), bao gồm khu vực nông nghiệp phía Tây sông Tích, khu sinh thái rừng núi Viên Nam, khu vực đệm xanh sân bay Hòa Lạc gắn với hồ Đồng Mô và rừng quốc gia Ba Vì.
Khu vực này sẽ xây dựng theo mô hình nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang hướng phục vụ cho đô thị; duy trì cảnh quan rừng núi Việt Nam tạo vành đai xanh sinh thái bảo vệ đô thị, chống lại các ai biến thiên nhiên như xói lở, lũ lụt,... kiểm soát các dự án theo hướng du lịch sinh thái, dã ngoại, hạn chế phát triển nhà ở, giữ mật độ xây dựng thấp, công trình thấp tầng.
Khu vực gắn với sân bay Hòa Lạc, ở đây chủ yếu là quỹ đất do quân đội quản lý. Trong tương lai sân bay Hòa Lạc được xem xét để có thể tham gia phục vụ cho các nhu cầu quân sự.