Không selfie, không lượt thích, ứng dụng mạng xã hội này sẽ lật đổ Instagram?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Poparazzi hoạt động như một nền tảng truyền thông xã hội bắt chước ảnh chụp của các tay săn ảnh. Nó chỉ cho phép người dùng chụp ảnh người khác, không bộ lọc, không chú thích và không selfie. 
Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Năm nay, một ứng dụng mạng xã hội đã trở nên phổ biến. Ứng dụng này chính thức ra mắt vào tháng 5, và chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi vào App Store, nó đã được xếp hạng đầu tiên trong danh sách tải xuống của App Store tại 24 quốc gia bao gồm cả Mỹ. Ba ngày sau, công ty đã nhận được hàng chục triệu USD đầu tư từ Benchmark, hãng đầu tư ban đầu vào Uber và Snapchat, với mức định giá lên tới 135 triệu USD.

Ứng dụng này có tên là Poparazzi.

1. Thế hệ Z mê "ngược dòng lịch sử"?

Những người sáng lập Poparazzi, Alex và Austen Ma, là những hai thanh niên trẻ tuổi. Đây không phải là lần đầu tiên họ làm phần mềm xã hội. Vào năm 2018, khi cả hai vừa tốt nghiệp Đại học UCLA, họ đã phát triển một sản phẩm xã hội bằng giọng nói có tên là TTYL (Nói chuyện với bạn sau), cho phép người dùng nhắc bạn bè cũng đang trực tuyến khi họ mở ứng dụng và sau đó ngay lập tức thiết lập cuộc trò chuyện thoại.

Nó thực tế giống một bộ đàm trực tuyến hơn. Khi mới ra mắt, ứng dụng đã nhận được phản hồi tốt từ thị trường và cũng nhận được một đầu tư trị giá 2 triệu USD.

Đồng sáng lập Austen Ma và Alex Ma. Ảnh: TTYL

Đồng sáng lập Austen Ma và Alex Ma. Ảnh: TTYL

Tuy nhiên, TTYL cuối cùng phải đóng cửa do không đủ cơ sở người dùng vào năm 2020, nhưng kinh nghiệm kinh doanh quý giá này đã khiến họ đặc biệt chú ý đến khả năng "phân khúc" của sản phẩm khi thiết kế Poparazzi.

Poparazzi là một sản phẩm xã hội dựa trên việc chia sẻ ảnh.

Theo ấn tượng truyền thống, trong lĩnh vực chia sẻ hình ảnh, các sản phẩm mới phải vượt trội hơn các chức năng của sản phẩm cũ, thậm chí cả nhãn dán và bộ lọc, đây có thể coi là sự tiến bộ trong ngành. Lý do tại sao Instagram có thể nổi bật trên Facebook và Twitter là vì bộ lọc và giao diện người dùng giúp cho việc trình bày ảnh đẹp mắt hơn trên trang chủ cá nhân.

Nhưng sản phẩm này sử dụng một logic rất khác lạ.

Ảnh: Substack

Ảnh: Substack

Khi chia sẻ ảnh với Poparazzi, bạn chỉ có thể sử dụng camera sau để chụp ảnh chứ không phải ảnh selfie. Sau khi chụp ảnh, bạn không thể chỉnh sửa ảnh, bạn chỉ có thể đăng ảnh gốc trực tiếp, với nhiều nhất một biểu tượng cảm xúc.

Những gì tiếp theo là sự khác biệt của toàn bộ logic sản phẩm.

Trang chủ của bạn sẽ không có ảnh của bạn trong các hình dạng khung khác nhau, mà chỉ có album ảnh của bạn bè bạn. Nếu bạn thiết lập album ảnh cho ba người bạn, thì mỗi album ảnh sẽ chỉ có ảnh của người bạn này. Tất nhiên, nếu người bạn này cũng chơi Poparazzi, họ có thể kiểm soát sự tồn tại và quyền của album này.

Logic này mang lại cho Poparazzi một tiềm năng phân khúc lớn. Đối với người dùng, việc xem ảnh của chính họ và quyền chỉnh sửa trên trang chủ của bạn bè là cần thiết, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.

Khi vào trang chủ cá nhân, bạn không thấy được số lượng người theo dõi bên kia, không bình luận được mà chỉ xem được bên kia đã đăng bao nhiêu ảnh (Posts), bao nhiêu lượt xem (Views) và bao nhiêu phản ứng mà họ đã nhận được (Reacts).

Ảnh: Poparazzi

Ảnh: Poparazzi

Đến đây, chúng ta đã hiểu rõ những chức năng cốt lõi của sản phẩm này.

Nhìn chung, không giống như hầu hết các ứng dụng truyền thông xã hội như Instagram và Snapchat tập trung vào việc thêm nhiều bộ lọc và tính năng chỉnh sửa hơn, Poparazzi lại hướng đến việc hạn chế các tính năng và đơn giản hóa nền tảng.

Nhưng đây cũng là điểm nổi bật của ứng dụng này. Triết lý sản phẩm của Poparazzi bắt nguồn từ những lời chỉ trích về việc mọi người tự đóng gói bản thân quá hoàn hảo trên mạng xã hội.

Mọi người luôn thích đăng những khoảnh khắc nổi bật trong cuộc sống hoặc vẻ ngoài lung linh của họ trên mạng xã hội, nhưng sự thật là cuộc sống không ai hoàn hảo. Với Poparazzi, mọi người được khuyến khích ghi lại những khoảnh khắc không hoàn hảo nhưng có thật.

Ảnh: Option, The Edge

Ảnh: Option, The Edge

Nói trắng ra, ứng dụng dành cho người chỉ muốn thoát khỏi mạng xã hội.

Đồng thời, Poparazzi cũng chỉ trích mọi người quá mê chụp ảnh tự sướng trong các buổi tụ họp, bỏ qua sự náo nhiệt của những bữa tiệc thực sự, mục đích của Poparazzi là để mọi người thực sự tận hưởng sự đoàn tụ.

Mặc dù có vẻ như là một sự đảo ngược lịch sử, nhưng những ý tưởng của Poparazzi lại đánh trúng vào khát vọng của nhiều người thuộc thế hệ Z. Trong thời đại hậu nổi tiếng, câu chuyện của Poparazzi khá hay.

2. Tiếp thị hoàn hảo

Tuy nhiên, Poparazzi không chỉ dựa vào cảm xúc và câu chuyện, và các kỹ thuật tiếp thị của nó cũng khá mạnh mẽ.

Poparazzi sử dụng Tiktok làm kênh quảng bá chính. Tài khoản chính thức của Poparazzi trên Tiktok đã có tổng cộng 1,44 triệu lượt xem, trong đó video nổi tiếng nhất đã nhận được 1,1 triệu lượt xem. Video này sử dụng ống kính zoom để ghi lại cảnh một cô gái trẻ đang làm những khuôn mặt hài hước. Nó cũng gợi ý cho mọi người rằng Poparazzi sẽ trở thành sản phẩm xã hội mạnh mẽ nhất tiếp theo.

Trong ba tháng đầu tiên ra mắt chính thức của ứng dụng, Poparazzi cũng đã mời những người nổi tiếng trên Internet của Tiktok tham gia thử nghiệm nội bộ và tạo các video ngắn phát trực tiếp lên cửa hàng ứng dụng. Theo số liệu của Tiktok, tính đến tháng 6, tổng số lượt xem các video có hashtag #poparazzi đã vượt hơn 13 triệu lượt. Điều này đã giúp Poparazzi rất nhiều để lọt vào top cửa hàng ứng dụng.

Ngoài việc làm nóng trước các phương tiện truyền thông xã hội, thiết kế sản phẩm của Poparazzi cũng rất tỉ mỉ và cẩn thận.

Đầu tiên là trang đăng ký. Sau khi vào Poparazzi, đầu tiên người dùng sẽ nhìn thấy một đoạn video ngắn giới thiệu dài 15 giây. Đoạn video ngắn này là sự chuyển đổi nhanh giữa ảnh chụp bởi Poparazzi và ảnh gif. Sau khi xem toàn bộ video, Poparazzi sẽ để lại ấn tượng thời trang, trẻ trung và mang đến sự tươi mới cho người dùng.

Sau đó, người dùng sẽ được yêu cầu điền tên, tuổi và số điện thoại di động. Ứng dụng yêu cầu quyền truy cập vào máy ảnh, danh bạ và thông báo. Sau đó, người dùng cần mời ít nhất ba người bạn đăng ký, vì sự hiện diện của người dùng trên nền tảng hoàn toàn phụ thuộc vào việc có bạn bè trên Poparazzi. Ngoài ra, lời nhắc mời bạn bè tham gia có thể được nhìn thấy ở mọi nơi bên trong ứng dụng.

Đồng thời, ứng dụng được tích hợp nút đồng bộ hóa Snapchat, tức là người dùng có thể chia sẻ ảnh trong Poparazzi lên Snapchat. Trong khi đó, Snapchat hiện bao phủ 90% người dùng độ tuổi 13-24 ở Mỹ, Úc, Vương quốc Anh, Pháp và Hà Lan, những người cũng là đối tượng mục tiêu của Poparazzi.

3. Lời nguyền "kỷ nguyên người dùng Internet kết thúc" sẽ bị phá vỡ?

Ảnh: Eric Feng

Ảnh: Eric Feng

Đối tác của KPCB, Eric Feng, đã xuất bản một bài báo vào năm 2018 có tên "Consumer startups are dead. Long live consumer startups". Trong bài báo này, ông chỉ ra rằng sau khi trải qua thời kỳ hoàng kim 2009-2013, tinh thần khởi nghiệp từ người dùng Internet đã dần tuột dốc, khi các doanh nghiệp thành lập ở thời kỳ hoàng kim dần có chỗ đứng và trở thành đại gia, các công ty khởi nghiệp người dùng Internet mới đã trở về con số không.

Sự thật cũng đã chứng minh rằng startups người dùng Internet gần như chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Clubhouse mà chúng ta quen thuộc là một ví dụ.

Số lượng người dùng Clubhouse vào tháng 11 năm ngoái chỉ là 200.000 người. Kể từ khi Musk thúc đẩy vào đầu tháng 2, con số này đã tăng lên 2 triệu người. Vào thời điểm đó, rất khó tìm thấy mã mời tham gia Clubhouse. Đến tháng 3, Clubhouse đã có hơn 30 triệu người dùng và được đón nhận nồng nhiệt.

Tuy nhiên, tình trạng "nóng bỏng tay" này cũng không kéo dài được bao lâu, nổi bật là bước ngoặt vào tháng 4 năm nay, lượt tải của Clubhouse chỉ đạt 920.000 lượt, tức là khoảng 1/10 của tháng 2. Vào tháng 7, Clubhouse thông báo người dùng có thể đăng ký và sử dụng trực tiếp mà không cần lời mời.

Vậy phải chăng Poparazzi cũng không phá được lời nguyền này?

Ở góc độ logic sản phẩm, Poparazzi đã đi sâu vào ngách (niche) hơn một chút, cũng phù hợp với tâm lý của một số bạn trẻ, có thể coi là chưa dẫm vào đuôi của những gã khổng lồ công nghệ đi trước. Nhưng liệu góc độ này cuối cùng có phát triển thành xu hướng chủ đạo của xã hội hay không vẫn chưa thể nói chắc chắn.

Một đặc điểm chính của khởi nghiệp người dùng Internet ở đây là một thế giới người thắng nắm giữ tất cả, nếu một sản phẩm đại diện cho một xu hướng không phải là một trong những xu hướng chủ đạo trong xã hội, thì nó rất khó tồn tại trong một thời gian dài. Facebook và Twitter đại diện cho việc trực tuyến hóa các cuộc thảo luận ngoại tuyến trong thời đại Internet. Instagram theo đuổi thời trang và làm đẹp của những người trẻ tuổi ... Poparazzi đại diện cho điều gì?

Suy nghĩ lại về cách hiển thị hoàn hảo trên mạng xã hội, hình thức và thương mại hóa quá mức?

Trên thực tế, tư tưởng của xu hướng này không phải quá mới mẻ, thực tế, nó rất phổ biến trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, thậm chí có thể nói đây là làn sóng khởi nghiệp hàng tiêu dùng chủ đạo trong vài năm trở lại đây.

Chúng ta có thể thấy rằng ngày càng nhiều sản phẩm tiêu dùng bắt đầu đi theo con đường đơn giản, theo đuổi giá trị "thực".

Ví dụ, hãng thời trang nội y phân khúc cao cấp cho cả nam và nữ theo phong cách tối giản Neiwai, có một bước đi táo bạo với chiến dịch "No body is nobody". Chiến dịch nhấn mạnh vẻ đẹp của cơ thể mỗi người không phụ thuộc vào các chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Thông điệp đó khiến nhãn hàng trở nên nổi bật trong thị trường.

Liệu thành công như vậy có thể được tái tạo trong tinh thần kinh doanh của người tiêu dùng Internet không?

Sự khác biệt giữa hàng hóa tiêu dùng và tiêu dùng Internet tuân theo logic khác. Nếu một thương hiệu sản phẩm tiêu dùng chen chân vào thị trường ngách, cho dù sau này không mở rộng, miễn là thị trường có nhu cầu, nó vẫn có thể đạt được những kết quả nhỏ tốt đẹp.

Trong khi đó, mạng xã hội chú ý đến "hiệu ứng mạng" và "người chiến thắng giành lấy tất cả", đồng thời đòi hỏi sự đổi mới và hấp dẫn mạnh mẽ hơn. Chỉ những thay đổi nhỏ như yêu cầu lời mời và chia sẻ liên kết trong quá trình đăng ký không thể lật đổ những gã khổng lồ hiện có. Mặc dù có thể nói là ý tưởng của Poparazzi mang đến làn gió mới cho thị trường, nhưng nền tảng này vẫn còn một chặng đường dài khó khăn phía trước.

Theo QQ