Tạp chí The Diplomat ngày 16/1, việc mua các chiến đấu cơ tiên tiến của châu Âu như các tiêm kích Gripen (Thụy Điển), Rafale (Pháp), hay Typhoon (sản phẩm chung của châu Âu) sẽ là bước chuyển lớn trong đường hướng quốc phòng của Việt Nam.
Theo The National Interest, Việt Nam đang thương lượng với các nhà sản xuất Mỹ và châu Âu và có thể mua đến 100 máy bay chiến đấu đã quá cũ. Đây là một phần trong chiến lược của Hà Nội nhằm đối phó những thách thức an ninh đang nổi lên, giảm phụ thuộc vào thiết bị Nga.
Việt Nam đang đàm phán với các nhà sản xuất phương Tây để mua các chiến đấu cơ, phi cơ tuần duyên, máy bay không người lái. Các kiểu máy bay chiến đấu đang được nhắm đến là Saab JAS-39 E/F Gripen NG (Thụy Điển), Eurofighter Typhoon (Châu Âu), Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon (Mỹ), Boeing F/A-18E/F Super Hornet (Mỹ), cũng như chiến đấu cơ hạng nhẹ F/A-50 do Hàn Quốc hợp tác với tập đoàn Lockheed (Mỹ) sản xuất.
Nếu thương lượng thành công, Hà Nội có thể đặt mua đến 100 chiến đấu cơ để thay thế 144 tiêm kích Mig-21 Fishbeds và 38 chiếc Sukhoi-22 Fitter đã cũ và sắp loại biên trong nay mai. Những máy bay chiến đấu tối tân này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho phi đội Sukhoi-27 Flanker và Su-30 Flanker hiện có.
Tờ báo Mỹ nhận định, tuy quan hệ Mỹ-Việt đã có những bước tiến dài, nhưng Hà Nội có vẻ còn ngần ngại trước việc mua chiến đấu cơ Mỹ, và như vậy Châu Âu đang có ưu thế, đặc biệt là đối với Typhoon. Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ cần chiến đấu cơ, mà cả các phi cơ tuần duyên cũng như phương tiện giám sát trên biển, trong bối cảnh Trung Quốc đang ráo riết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Hà Nội cũng đang thương lượng để mua máy bay Saab 340 của Thụy Điển hay Airbus C-295 loại tuần duyên, Hercules của Mỹ. Boeing cũng giới thiệu một loại máy bay với nhiều loại thiết bị giám sát như P-8 Posedon trinh sát và chống ngầm.
Với trên 3.200 km bờ biển, Việt Nam cũng cần các máy bay không người lái để giám sát. Hiện The National Interest không có chi tiết Việt Nam đang tìm mua loại nào, tuy nhiên tờ báo nhận định, trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông ngày càng căng thẳng, Hà Nội hầu như chắc chắn phải khai thác phương án này.
The Diplomat cho rằng, chắc chắn Việt Nam đã có kinh nghiệm vận hành các loại máy bay quân sự phương Tây với rất nhiều các chiến đấu cơ thu được sau khi giải phóng miền Nam. Việt Nam cũng đang sử dụng các chiến đấu cơ hiện đại của Nga. Tuy nhiên, bất cứ vụ mua sắm máy bay phương Tây nào cũng sẽ đòi hỏi một cuộc cách mạng trong việc duy trì cơ sở hậu cần, vũ khí, trang thiết bị cũng như quá trình bảo dưỡng.
Việc mua vũ khí phương Tây cũng có thể đòi hỏi một số chuyển giao công nghệ, cũng như sự hiện diện của đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên nhằm nâng cấp và giúp vận hành, sử dụng hiệu quả các loại vũ khí và các hệ thống phần mềm mới.
Tờ báo Nhật Bản nhận định, Hiệp định Đối tác kinh tế Thái Bình Dương TPP cũng đóng vai trò thúc đẩy các nước phương Tây bán máy bay quân sự cho Việt Nam, bao gồm cả khả năng chuyển giao công nghệ. Và rất có thể các chiến đấu cơ Việt Nam mua của phương Tây sẽ sớm tuần tra Biển Đông, trong khi đầu tư các nước châu Âu và Mỹ ào ạt đổ vào kinh tế Việt Nam. Đó là thực tế mà rất nhiều người không thể tưởng tượng vào năm 1975, The Diplomat kết luận.
T.N