Học viện Khí động học vũ trụ Trung Quốc (CAAA) công bố video trên mạng Twitter, thông báo thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Star Air-2, chế tạo theo công nghệ Waverider. Trên mạng xã hội còn có cả những bức ảnh của “Sinkun-2- Ngôi sao bầu trời 2”, có hình dáng bên ngoài rất giống X-51 của Mỹ.
Thiết bị bay có phần mũi có hình nêm, làm tăng lực đẩy ở tốc độ siêu âm, sử dụng sóng xung kích phát sinh trong chuyến bay. Thực tế thiết bị bay công nghệ Waverider trượt trên đỉnh của luồng không khí phản lực, được tạo ra bởi quá trình tăng tốc của đầu đạn. Chính vì vậy, đầu đạn Trung Quốc "Sinkun-2" có phần phía trước hình nêm, chiều dài của tên lửa là khoảng 10 mét.
Cuộc thử nghiệm đầu đạn siêu âm được tiến hành tại thao trường phía tây bắc Trung Quốc ngày 03.08.2018. Tên lửa đẩy mang đầu đạn siêu âm được phóng lên hồi 6.41 giờ địa phương, bay đến độ cao khoảng 30 km, thả chóp nón, thực hiện một số thao tác lập trình theo kế hoạch, sau đó hạ cánh trong khu vực xác định. Chuyến bay kéo dài 10 phút.
Học viện Khí động học vũ trụ Trung Quốc cho biết: "Sinkun-2" có thể được trang bị các đầu đạn hạt nhân và tránh được các hệ thống phòng không hiện nay do tốc độ siêu âm và quỹ đạo đường bay không thể đoán trước.
Ngoài Trung Quốc, Mỹ cũng đang phát triển các đầu đạn siêu âm sử dụng công nghệ Waverider, đó là tên lửa siêu thanh Boeing X-51, đạt được tốc độ 5,1 Mach.
Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nga, đã đưa vào thực nhiệm trực sẵn sàng chiến đấu tên lửa siêu âm Kinzal, có khả năng đạt tốc độ đến 10 Mach. Tên lửa siêu âm chống tàu Zircon được thử nghiệm với tốc độ ban đầu là 8 Mach. Nga cũng bắt đầu sản xuất hệ thống tên lửa siêu âm Avangard, có tốc độ cực đại lên đến 25 Mach. vũ khí siêu âm Nga dựa trên nguyên tắc vật lý khác, tương tự như nguyên lý ngư lôi tốc độ cao Skival, tức là tên lửa bay trong lồng plasma, được tạo ra từ chính nó chứ không phải công nghệ Waverider.
Tên lửa siêu âm Trung Quốc chuẩn bị phóng thử nghiệm. Ảnh CAAA
|