Kết nối điện Đông Nam Á, động lực thúc đẩy nguồn năng lượng điện mặt trời

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các quốc gia Đông Nam Á hiện đều có nhu cầu cao về nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời. Động lực thúc đẩy sự phát triển nguồn điện năng sạch này là công suất và sự kết nối lưới điện khu vực.
Ảnh minh họa. Tạp chí PV
Ảnh minh họa. Tạp chí PV

Các nước Đông Nam Á sử dụng nguồn điện tương tự như nhau. Indonesia sử dụng than khai thác tại địa phương; Malaysia sử dụng trữ lượng dầu và khí đốt, Singapore, Việt Nam và Philippines đông dân phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.

Tất cả các quốc gia này đều có nhu cầu tăng cường điện mặt trời, vì vậy công suất lưới điện cao hơn và khả năng kết nối mạng lưới điện khu vực là vấn đề then chốt khai phá sức mạnh của mặt trời.

Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế dự báo công suất năng lượng mặt trời nối lưới của các quốc gia Đông Nam Á vào cuối năm 2021. Đồ họa Max Hall cho tạp chí PV.

Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế dự báo công suất năng lượng mặt trời nối lưới của các quốc gia Đông Nam Á vào cuối năm 2021. Đồ họa Max Hall cho tạp chí PV.

Các nền kinh tế của Đông Nam Á đang phát triển, đồng thời là sự gia tăng về nhu cầu về năng lượng. Trong “Triển vọng Năng lượng Đông Nam Á 2022”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) lưu ý rằng, sau một thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19, nhu cầu năng lượng trong khu vực dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng khoảng 3% mỗi năm cùng với sự tăng trưởng kinh tế 5% hàng năm đến năm 2030.

Những con hổ của nền kinh tế hiện phụ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng. 3/4 nhu cầu năng lượng tăng theo dự đoán của IEA được dự báo là do nhiên liệu hóa thạch đáp ứng, nhu cầu này khiến lượng khí thải CO2 tăng 35%. Khí thải carbon không phải là vấn đề duy nhất. IEA kết luận, sự phụ thuộc của khu vực vào năng lượng thông thường dẫn đến “cán cân thương mại năng lượng ngày càng xấu đi khi nhu cầu nhiên liệu hóa thạch vượt quá khả năng sản xuất địa phương”.

Hiện nay, những xu hướng tích cực đang nổi lên trong khu vực trong áp dụng năng lượng tái tạo bằng giải pháp tăng cường công suất lưới điện và kết nối liên khu vực, đóng vai trò quan trọng trong những phát triển này. Theo quan sát của IEA, 40% trong số 70 tỷ USD đầu tư vào năng lượng ở Đông Nam Á từ năm 2006 đến năm 2020 là hướng tới “công nghệ năng lượng sạch, chủ yếu là năng lượng mặt trời, gió và lưới điện”.

Định hướng tăng tốc độ khai thác năng lượng mặt trời ở Đông Nam Á hiện đang là yếu tố then chốt, hầu hết các quốc gia cam kết giảm lượng khí thải. Các công ty tiêu thụ điện trong khu vực cũng đang tìm giải pháp khử carbon và tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

Những kế hoạch kết nối lưới điện ASEAN

Caroline Chua, lãnh đạo phòng nghiên cứu về năng lượng và năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á của BloombergNEF cho biết: “Trong 5 năm qua, có rất nhiều động lực trong khu vực. Có rất nhiều sự quan tâm từ các chính phủ, các nhà tài chính, các nhà phát triển… nhưng trên thực tế, vẫn còn những thách thức về chính sách, về phát triển thị trường và thậm chí về khía cạnh thiết kế thị trường điện để mở rộng ngành công nghiệp này hơn nữa.”

Ông Chua lưu ý, các quốc gia hiện đang đối mặt với những thách thức khác nhau trong việc mở rộng năng lượng mặt trời, các quốc gia đang tìm kiếm những khả năng khu vực để tăng cường kết nối lưới điện và tạo điều kiện phát triển kinh doanh năng lượng.

Chua nói: “Đã có một cuộc thảo luận tổng thể về lưới điện ASEAN, diễn ra trong vài năm và có được một số phát triển. Trong ASEAN hệ thống lưới điện đang có sự kết nối Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore. Sự kết nối này không dành riêng cho năng lượng mặt trời nhưng có thể khuyến khích phát triển nhiều năng lượng tái tạo hơn”.

Nhu cầu mạng lưới là một xu hướng vĩ mô phổ biến trên thị trường năng lượng toàn cầu. Tháng 9/2022, nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và quản lý rủi ro DNV trong một bản báo cáo cho biết, 87% “các doanh nghiệp lãnh đạo ngành năng lượng” được khảo sát cho biết “có nhu cầu cấp bách về việc đầu tư nhiều hơn vào lưới điện”. Hơn nữa, 76% trong số các quan chức ngành năng lượng được hỏi khẳng định rằng, khả năng sẵn sàng kết nối vào lưới điện là một hạn chế trong việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Ditlev Engel, Giám đốc điều hành của công ty Energy Systems DNV cho biết trong một tuyên bố “Chúng ta hiện đang bước vào một sự thay đổi mô hình và ngành năng lượng phải sẵn sàng hợp tác làm việc để chuẩn bị cho hệ thống điện của chúng ta cho tương lai. Để chuyển đổi nhanh hơn nữa, chúng ta phải tích hợp các công nghệ mới và khuyến khích đầu tư vào lưới điện thông qua các chính sách và khuôn khổ quy định có tư duy định hướng tương lai”.

Tiềm năng xuất nhập khẩu điện năng trên mạng lưới điện kết nối

Tăng cường kết nối lưới điện giữa các quốc gia ASEAN được định hướng từ năm 2016 với mục tiêu chung là tăng cường “an ninh năng lượng, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả và tính bền vững cho tất cả mọi người” theo mục tiêu được nêu của sáng kiến.

Chương trình, được gọi là Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng (APAEC), đã đạt đến giai đoạn II. Kế hoạch này được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025 và có mục tiêu thứ hai là “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng cường khả năng phục hồi năng lượng thông qua mở rộng tiến trình đổi mới và hợp tác”. Chương trình cho thấy những lợi ích rõ ràng đối với khả năng khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo trong khu vực.

Singapore hiện đang là một cường quốc kinh tế trong khu vực Đông Nam Á và là một trung tâm tài chính. Quốc gia - thành phố này phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt cho 95% sản lượng điện. Khi giá khí đốt tăng cao, giá điện ở Singapore cũng tăng lên, trong quý 3 năm 2022, giá điện bình quân tăng lên khoảng 0,302 SGD (0,212 USD) / kWh.

Singapore hiện đang áp dụng khai thác nguồn năng lượng mặt trời tại địa phương, Cơ quan Thị trường Năng lượng (EMA) của quốc gia này đang theo đuổi mục tiêu 1,5 GW Điện mặt trời (PV) vào năm 2025 và đạt đến 2 GW vào năm 2030. Mục tiêu này tương đối nhỏ so với thế giới, chủ yếu do thiếu diện tích đất, EMA lưu ý, PV “có khả năng chỉ chiếm khoảng 3% tổng nhu cầu điện của cả nước vào năm 2030.”

Giải quyết thách thức này, tháng 10/2021, EMA đưa ra yêu cầu đầu tiên về đề xuất nhập khẩu một phần của kế hoạch "nhập khẩu điện lượng carbon thấp vào Singapore" trong tổng số đạt được là 4 GW vào năm 2035. Lần nhập khẩu đầu tiên bắt đầu vào tháng 7, đạt 100 MW điện thủy điện, nhập khẩu từ Lào thông qua kết nối Thái Lan-Malaysia-Singapore - LTMS-PIP.

JY Chew, lãnh đạo bộ phận nghiên cứu năng lượng tái tạo châu Á tại Rystad Energy cho biết, tiềm năng xuất khẩu năng lượng mặt trời sang Singapore thu hút được sự quan tâm đáng kể, bao gồm cả ở Indonesia. Chew nói: “Indonesia đang có một vị trí rất tốt, có thể tận dụng lợi thế này. "Quốc gia này có rất nhiều vùng đất trên các hòn đảo gần đó, có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng tái tạo cho Singapore."

Các dự án năng lượng mặt trời, được thành lập ở Indonesia để xuất khẩu sang nước láng giềng thịnh vượng có thể sẽ được tăng cường nhờ khả năng lưu trữ năng lượng nhằm tối đa hóa số giờ mỗi ngày năng lượng mặt trời, xuất khẩu thông qua cáp tải điện kết nối siêu điện thế - cung cấp một cấu trúc gần với nguồn điện cơ bản.

Ông Chew của Rystad cho biết thêm, với lợi thế bờ biển và địa hình, Việt Nam cũng có thể hướng tới xuất khẩu năng lượng mặt trời trong một động thái có thể, trong số những khía cạnh thương mại khác nhằm phát triển khu vực kinh tế ở miền Nam và miền Trung Việt Nam.

Nhờ chương trình thuế nhập khẩu quốc gia và luật đầu tư nước ngoài được nới lỏng, thị trường PV Việt Nam bùng nổ. Việt Nam chỉ lắp đặt 200 MW năng lượng mặt trời vào năm 2018, nhưng nhanh chóng tăng vọt lên 5 GW vào năm 2019 và 12 GW vào năm 2020, theo số liệu của BloombergNEF.

Hiện nay, đối với Singapore đang có một giải pháp thay thế cho Indonesia và Việt Nam, nhưng nằm xa hơn, ở Australia. Dự án Sun Cable cực kỳ tham vọng đang thu hút sự ủng hộ của những tỷ phú nổi tiếng Andrew “Twiggy” Forrest và Mike Cannon-Brookes, thông qua các doanh nghiệp liên doanh.

Với điều kiện địa hình thuận lợi, có thể Úc sẽ tạo được nguồn năng lượng mặt trời chi phí thấp trên vùng cực bắc để xuất khẩu sang Singapore, nhưng đường tải điện kết nối hai quốc gia thực sự rất lớn. Ông Chew nói: “Dự án Sun Cable ở Úc quá dài. Đó là một tuyến cáp ngầm dài 4.000 km qua Indonesia. Nhưng, đáng ngạc nhiên là dự án đó đã trải qua một số giai đoạn phê duyệt và bằng cách nào đó có thể thành công”.

Cũng không tránh khỏi những bất cập, dòng chảy tự do năng lượng tái tạo không diễn ra ở mọi nơi. Tháng 10/2021, Malaysia thực hiện một số động thái nhằm ngừng xuất khẩu điện tái tạo sang Singapore, đặt kế hoạch sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo sản xuất trong nước đáp ứng các mục tiêu quốc gia.

Hãng thông tấn Malaysia Bernama đưa tin “Hướng dẫn bán điện qua biên giới” của nước này đang được xem xét về mục tiêu này và đưa ra phí vận chuyển điện qua lưới điện của quốc gia này đến Singapore, trong thời gian thử nghiệm hai năm, sẽ là 0,0228 USD/kWh.