Phiên bản tên lửa ER2 sẽ là tên lửa Spike-ER được tăng cường phạm vi tấn công, cơ động linh hoạt và khả năng xác định mục tiêu cần tiêu diệt, cho phép các phương tiện cơ giới, tàu thuyền và đặc biệt là trực thăng tấn công có thể phá hủy các mục tiêu từ khoảng cách hơn, sử dụng cơ sở dữ liệu của trang thiết bị ngắm bắn mục tiêu từ bên thứ ba (UAV, trinh sát tiền phương) không được trang bị loại vũ khí chiến thuật phù hợp.
Hệ thống tên lửa chống tăng đa nhiệm mới Spike ER2. Ảnh Rafael
|
Tên lửa ER2 có thêm một số tính năng kỹ chiến thuật mới, có tầm bắn xa hơn đến 10km khi phóng từ mặt đất và mặt nước, có thể sử dụng kỹ thuật NLOS (phóng ngoài tầm nhìn, sử dụng lưới tọa độ mục tiêu và cơ sở dữ liệu mục tiêu chiến thuật), tên lửa có tầm bắn đến 16km khi phóng từ trực thăng. Công ty đang xác định tên lửa chống tăng đa nhiệm có điều khiển SPIKE ER2 là loại tên lửa tham gia Chương trình Tiger (German Tiger Program) của Đức.
SPIKE ER2 được lắp đặt hệ thống truyền dữ liệu hai chiều không dây 2 tần số vô tuyến (RF), dữ liệu được chuyển tải trong thời gian thực, thực hiện một số điều chỉnh phần mềm điều khiển tên lửa để tối đa hóa tầm bắn trong quan hệ năng lượng phóng / quỹ đạo của tên lửa khi phóng từ phương tiện mang, cho phép mở rộng tầm bắn đến 16km.
Tên lửa có điều khiển sử dụng sợi quang điện dài 8km, khi ống chỉ sợi quang được kéo hết, ER trở thành tên lửa hoạt động theo nguyên tắc “bắn - quên”. Đầu tự dẫn của tên lửa lắp đặt bộ tìm kiếm tiên tiến với các cảm biến hồng ngoại có độ phân giải cao cho phép thu nhận hình ảnh mục tiêu trên phạm vi rộng, khí tài đeo bám theo dõi mục tiêu đa quang phổ, cho phép tích hợp cơ sở dữ liệu mục tiêu của các cảm biến.
Hơn thế nữa, tên lửa SPIKE ER2 có khả năng kết nối mạng chiến thuật và tương tác không trực quan khi thực hiện tấn công mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn theo tọa độ (NLOS), trong đó có sử dụng thiết bị IMU (Inertial Measurement Unit - Đơn vị đo lường quán tính) do bên thứ ba (lực lượng khác) xác định mục tiêu và cung cấp hình ảnh, tọa độ.
Tên lửa mới ER2 giữ nguyên trọng lượng, cấu trúc khung sườn vật thể bay, thiết kế bề mặt và động cơ đẩy như Spike ER, nhưng tăng cường thêm những tính năng kỹ chiến thuật khác. Khả năng tương thích của tên lửa chống tăng SPIKE ER2 với chương trình phóng đạn hiện tại về cơ bản sẽ cho phép lắp đạn và bắn (plug-and-play), hoàn toàn không có vấn đề về kỹ thuật phóng, chi phí nâng cấp và hiện đại hóa thấp. Tên lửa được nâng cấp có độ chính xác rất cao (trên bất cứ phạm vi tiêu diệt mục tiêu nào), góc tấn công mục tiêu lớn và đầu đạn tiên tiến.
Tên lửa chống tăng thế hệ mới Spike. ER2. Ảnh Rafael
|
Đầu đạn kép tandem HEAT tiên tiến của tên lửa có khả năng xuyên giáp tất cả các xe tăng chủ lực (MBT) hiện có và phá hủy các hệ thống giáp tăng cường (giáp phản ứng nổ). Tên lửa cũng có đầu đạn tích hợp Xuyên giáp, Nổ phá và Nổ phá mảnh (Penetration, Blast và Fragment - PBF) sử dụng cho mục tiêu chống công trình công sự/chống tàu.
SPIKE ER2 là một loại trong hệ thống các loại tên lửa SPIKE, hiện đang là chủng loại tên lửa có khả năng tác chiến hiệu quả cao nhất, được lắp đặt trên hơn 45 phương tiện chiến đấu khác nhau, trang bị cho quân đội 30 quốc gia. Hơn 30.000 tên lửa được cung cấp đến các lực lượng khai thác sử dụng, 5.000 tên lửa được bắn với hiệu quả cao.
Tên lửa chống tăng đa nhiệm SPIKE ER2 là phiên bản nâng cấp của tên lửa SPIKE ER (Extended Range) có tầm bắn 8 km. Đây là tên lửa được lắp đặt trên nhiều phương tiện tác chiến nhất, trong đó có trực thăng Tiger của Quân đội Tây Ban Nha, Blackhawk của Không quân Colombia, AW129 Mangusta của Ý, trực thăng Super Puma của Romania, trực thăng Super Cobra và nhiều phương tiện bộ binh và hải quân khác nhau.
Trong tương lai gần, tên lửa SPIKE ER2 sẽ xuất khẩu cho quân đội Ba Lan, được xác định là hệ thống tên lửa tấn công có điều khiển độ chính xác cao (PGM) lắp đặt trên các phương tiện mặt đất, PGM ổ quay trên các máy bay trực thăng Mi - 24 và Sokol hiện đại hóa.