|
Tàu chiến Indonesia bám sát phía sau tàu cảnh sát biển Trung Quốc (Ảnh: Reuter/Đa Chiều) |
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều tối 13/1 cho biết, phía Indonesia cũng công bố những bức ảnh có độ phân giải cao về các tàu công vụ Trung Quốc tại hiện trường. Theo các bức ảnh mà Indonesia công bố, thấy ít nhất có các tàu cảnh sát biển số hiệu 5202, 4301, 5403 và một số lượng lớn tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại hiện trường. Trong số đó, tàu 5202 cũng được trang bị pháo hạm PJ26 một nòng cỡ 76 mm, có tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút, hoàn toàn không gặp bất lợi khi đối mặt với tàu chiến của Indonesia.
|
Tàu cảnh sát biển 5202 của Trung Quốc trang bị pháo hạm 76mm hộ tống các tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt trong vùng biển phía Bắc Natuna (Ảnh: Đa Chiều)
|
Trước đó mấy ngày, hôm 8/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tới thị sát vùng biển gần Quần đảo Natuna. Vào ngày 6/1, ông Widodo đã mạnh mẽ tuyên bố rằng không có chỗ để mặc cả với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền. “Nước ngoài không thể đặt chân vào lãnh thổ của chúng ta, dù chỉ là một tấc, nếu không có sự đồng ý của chính phủ nước ta”, ông tuyên bố.
|
Tàu chiến Indonesia (phải) và tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) so kè nhau trên biển (Ảnh: Đa Chiều)
|
Ông Widodo cũng nói, Indonesia không đòi hỏi chủ quyền đối với Biển Đông, nhưng không thể dung thứ cho Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của mình (Indonesia) tại vùng biển gần Biển Đông. Indonesia có chủ quyền “không thể thương lượng” đối với vùng biển đảo Natuna.
Đáp lại phát biểu của ông Widodo, ngày 8/1 Cảnh Sảng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bày tỏ không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Indonesia và hai bên tồn tại yêu sách chồng lấn về quyền lợi biển ở bộ phận vùng biển trên Biển Đông.
|
Tàu chiến Indonesia song hành với tàu cảnh sát biển Trung Quốc (Ảnh: Đa Chiều)
|
Ông Cảnh Sảng nhấn mạnh rằng Trung Quốc hy vọng rằng phía Indonesia sẽ giữ bình tĩnh và muốn tiếp tục xử lý đúng đắn các bất đồng với phía Indonesia, duy trì quan hệ tốt giữa hai nước và đại cục hòa bình và ổn định của khu vực. Trên thực tế, hai nước đã luôn duy trì liên lạc về vấn đề này thông qua kênh ngoại giao.
Tuy nhiên, ngày 10/1, ông Widodo đã hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu tại Dinh Tổng thống đang ở thăm Indonesia, bày tỏ hy vọng Nhật Bản sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các ngành công nghiệp đánh cá, du lịch và năng lượng của Quần đảo Natuna và tăng cường sự hợp tác giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước.
|
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động ban đêm trên biển Natuna (Ảnh: Đa Chiều)
|
Ông Motegi Toshimitsu nhấn mạnh: “Nhật Bản vẫn cảnh giác trước tình hình ở Biển Đông và phản đối việc đơn phương cưỡng bức thay đổi hiện trạng”.
Theo Đa Chiều, Quần đảo Natuna nằm ở Biển Đông giữa Bán đảo Mã Lai và bang Borneo. Nó bao gồm 272 hòn đảo với tổng diện tích 2.110 km2 và dân số khoảng 90.000 người. Ngày 12/11/2015, tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rõ chủ quyền của Quần đảo Natuna thuộc về Indonesia.
|
Trung Quốc huy động lực lượng tàu cảnh sát biển hùng hậu hộ tống các tàu đánh cá trong vùng biển phía Bắc Natuna (Ảnh Đa Chiều)
|
Kể từ cuối tháng 12/2019, đã có tranh chấp giữa Trung Quốc và Indonesia về việc bảo vệ nghề cá ở vùng biển phía đông bắc của Quần đảo Natuna (được Trung Quốc vẽ vào bên trong cái gọi là “Đường 9 đoạn” do họ tự định ra rồi đòi hỏi chủ quyền). Trong mấy ngày sau đó, Trung Quốc đã phái nhiều tàu cảnh sát biển và tàu hải giám hộ tống các tàu cá của họ và Indonesia cũng đã gửi các tàu công vụ và máy bay chiến đấu tới.
Ngày 6/1, Indonesia tuyên bố tại khu vực xảy ra tranh chấp xuất hiện các tàu cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 5101, 5302, 4301, 5403 và 2169, nhưng không có tàu chiến Trung Quốc nào xuất hiện.
|
Tàu chiến Indonesia áp sát tàu cảnh sát biển Trung Quốc trong đêm (Ảnh: Đa Chiều)
|
Vào thời điểm đó, Indonesia đã đưa tàu cảnh sát biển 2.400 tấn “KN Tanjung Datu” cùng các tàu hộ vệ “Tjiptadi” và “Teku Omar” của hải quân. Ngày 5/1, một Trung tướng của Hải quân Indonesia nói 4 tàu chiến sẽ được tăng cường đến vùng biển xảy ra vụ việc.
Theo Đa Chiều, do các nhân tố thực tế và lịch sử, trong nước Indonesia đã gây nên căng thẳng với Bắc Kinh. Vào ngày 5/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một thông báo nhắc nhở công dân Trung Quốc ở Indonesia chú ý đến an ninh.