Được biết, Ấn Độ đã bắt đầu áp dụng quy định đầu tư được sửa đổi vào ngày 23/7. Theo các quy tắc mới, nước này sẽ hạn chế các nhà đầu tư từ các quốc gia giáp với biên giới Ấn Độ và sẽ loại các công ty này vì các vấn đề an ninh quốc gia. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty Trung Quốc sẽ bị cho vào tầm ngắm đầu tiên.
Quyết định của Ấn Độ cũng tương tự như hành động của Hoa Kỳ, Anh và Úc thời gian gần đây. Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) cũng đã liệt kê hai công ty Trung Quốc Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Ảnh: Business Standard
|
Giới chức Ấn Độ cho biết lệnh cấm Huawei và ZTE tham gia thử nghiệm mạng 5G có thể khiến việc triển khai thế hệ mạng mới ở nước này bị trì hoãn tới năm sau. Quyết định về lệnh cấm dự kiến sẽ được công bố trong vòng một đến hai tuần sau khi được phê duyệt.
“Cơ sở hạ tầng viễn thông đã trở thành một phần tài sản an ninh quốc gia và các nước đang xem xét việc kiểm soát, điều tiết cơ sở này như cách họ đã làm với nguồn điện và nước. Nhưng thị trường Ấn Độ đang phải đối mặt với các vấn đề về cơ sở hạ tầng và quy định. Thị trường thiết bị mạng là một thị trường nhỏ. Vì vậy, những thách thức của Ấn Độ sẽ tăng lên nếu một lệnh cấm như vậy trở thành sự thực” - Nikhil Batra, chuyên gia phân tích tại công ty dữ liệu quốc tế International Data Corp (IDC) cho biết.
Theo ước tính của IDC, các công ty viễn thông Ấn Độ dự kiến sẽ đầu tư 4 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng 5G. Rajiv Sharma, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của SBICAP Securities cho biết việc việc cấm cửa Huawei và ZTE có thể khiến chi phí nâng cấp lên 5G của các nhà mạng Ấn Độ tăng lên tới 35%. Mạng 4G của Ấn Độ hiện cũng chủ yếu dựa vào các thiết bị do Trung Quốc sản xuất.
Theo Gizchina