Học giả Mỹ: Trung Quốc lâm vào cảnh khốn khó, ông Trump không cần hiệp định thương mại lúc này!

VietTimes -- Sắp đến thời hạn để Mỹ áp mức thuế trừng phạt mới cho hàng hóa Trung Quốc nếu hai bên không đạt được một thỏa thuận thương mại. Một học giả, cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/12 đã viết bài cho rằng Trung Quốc đang gặp rắc rối và Tổng thống Mỹ Donald Trump không cần phải đạt được thỏa thuận thương mại ngay lúc này.
Sau vòng đàm phán thương mại thứ 10 tại Washington hai bên đã đồng ý về nội dung bản Hiệp định thương mại nhưng việc ký đến nay vẫn không thực hiện được.

Vào tuần trước, ông Trump nói rằng tốt nhất là đợi đến sau khi ông được bầu lại mới hoàn thành hiệp định thương mại với Trung Quốc.

Ông Christian Whiton, một cựu quan chức của Bộ Ngoại giao dưới thời cựu Tổng thống G.W. Bush (con) hiện là nhà nghiên cứu cao cấp tại “Center for the National Interest” (Trung tâm Lợi ích Quốc gia), đã viết một bài báo trên trang mạng của kênh truyền hình Fox Business vào ngày 11/12 kêu gọi: Ngày 15/12 áp dụng thuế quan cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc đang đến gần, Tổng thống Trump nên bám vào trực giác của mình, ông không cần phải đạt được thỏa thuận với Trung Quốc.

Ông Christian Whiton viết: “Hoa Kỳ không cần phải đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vì nó sẽ cung cấp cho chính phủ Trung Quốc cơ hội để họ tiếp tục sống còn”. Ông viết: “Tổng thống Trump đã đập tan vĩnh viễn ảo tưởng của một số người rằng Hoa Kỳ sẽ không cứng rắn trong thương mại với Trung Quốc vì Hoa Kỳ hưởng lợi từ Trung Quốc và phụ thuộc vào họ”.

Ông Christian Whiton: Trung Quốc đang gặp rắc rối và Tổng thống Mỹ Donald Trump không cần phải đạt được thỏa thuận thương mại ngay lúc này.

Bài viết của ông Whiton hôm thứ Tư 11/12 hoàn toàn khác với hồi tháng trước. Reuters dẫn lời các chuyên gia thương mại và những người thân cận với Nhà Trắng ngày 20/11 cho biết hiệp định thương mại “giai đoạn đầu” giữa Mỹ và Trung Quốc có thể bị trì hoãn cho đến năm sau.

Vào thời điểm đó, Whiton tuyên bố rằng nếu các cuộc đàm phán thực sự diễn ra suôn sẻ, Hoa Kỳ sẽ đình chỉ việc tăng thuế vào ngày 15/12. Nếu không thuận lợi, Hoa Kỳ sẽ thực hiện thuế quan, điều này sẽ khiến việc đàm phán giai đoạn đầu của thỏa thuận trì hoãn cho đến năm sau.

Tuy nhiên, sau gần một tháng, trước thềm mốc thời gian Hoa Kỳ áp đặt mức thuế mới vào ngày 15/12, Whiton ngày càng cho rằng ông Trump không nên dừng tay vào thời điểm này.

Trung Quốc chỉ vờ nhượng bộ sau nhiều lần ăn năn

Ông Whiton viết, ngày càng thấy rõ là Trung Quốc đã cự tuyệt một hiệp định thương mại “giai đoạn đầu” đã đạt được một phần với Mỹ hồi tháng 10, giống như việc họ đã phủ quyết một hiệp định trước đó vào tháng 5 năm nay.

Trong cuộc đàm phán vào tháng 10, Bắc Kinh hứa sẽ mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ trị giá 50 tỷ USD. Nhưng sau khi hai bên đạt được thỏa thuận miệng, họ đã rút lại lời hứa, ngụ ý rằng họ sẽ không mua số sản phẩm nhiều tiền đến vậy.

Ngoài ra, Bắc Kinh đồng ý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hứa sẽ cung cấp cho Phố Wall khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn. Chiêu này đã được Bắc Kinh sử dụng trong hơn 20 năm, khiến thế giới bên ngoài ảo tưởng rằng họ có thể vào Trung Quốc và tiếp cận được thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới.

Ông Donald Trump luôn tin tưởng vào khả năng sẽ giành chiến thắng trong cuộc đấu với Trung Quốc.

Nếu tiếp tục liệt kê, Trung Quốc còn ban hành một đạo luật mới với nội dung: “sẽ không phân biệt đối xử với các công ty trong và ngoài nước khi thực thi luật sở hữu trí tuệ”.

Ông Whiton viết, nhưng bất cứ ai hiểu biết lịch sử của Trung Quốc đều biết rằng họ không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty trong nước. Tương tự, Bắc Kinh trước đây đã vi phạm nhiều cam kết như vậy.  

Một học giả Trung Quốc trong nước gần đây cũng đã chỉ ra rằng, trong vài năm qua Bắc Kinh đã phê duyệt 336 biện pháp cải cách, nhưng theo quan sát của ông “những biện pháp này đã không được thực hiện tốt”. Nói cách khác, chính phủ  chỉ thể hiện cải cách, sau đó lừa dối bên ngoài.

Ông Whiton viết, do đó, Bắc Kinh hiện khẳng định rằng nếu không có sự hủy bỏ thuế quan của chính quyền Trump trước, Trung Quốc sẽ không thực hiện bất kỳ sự nhượng bộ nào. Tuyên bố này khó thuyết phục được ông Trump.

“Trung Quốc nói vấn đề căn bản không phải là nội dung của thỏa thuận đạt được vào tháng 10. Bắc Kinh đang cố gắng thông qua các nhượng bộ giả vờ để đảo ngược thời gian trở lại với trước khi xảy ra cuộc chiến thương mại” - Ông  Whiton kết luận.

Ông cho rằng, trên thực tế, khái niệm hiệp định thương mại “giai đoạn đầu” đã là sự nhượng bộ của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Đây là một thỏa thuận thu hẹp được Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin khởi xướng để thay thế sự cải cách toàn diện của Trung Quốc mà ông Trump đã tìm kiếm từ lâu nay.

Bên ngoài tin rằng giai đoạn đầu của hiệp định thương mại khó có thể giải quyết được phần lớn trong “bảy tội lỗi” trong thương mại của Trung Quốc. Ngoài việc đánh cắp sở hữu trí tuệ, còn bao gồm cưỡng ép chuyển giao công nghệ trong các công ty liên doanh, xuất khẩu Fentanyl gây chết người sang Hoa Kỳ, tấn công mạng, thao túng tiền tệ, bán phá giá hàng hóa sang Hoa Kỳ khiến các công ty Mỹ đình trệ và trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.

Kinh tế Mỹ đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiệm kỳ của ông Donald Trump.

Sự khác biệt kinh tế lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sau thương chiến  

Từ sau khi cuộc chiến thương mại đã diễn ra được hơn một năm, xu hướng “một lên và một xuống” trong kinh tế hai nước ngày càng trở nên rõ ràng. Chẳng hạn, kể từ tháng 10, sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của nền kinh tế Mỹ kể từ khi ông Trump lên cầm quyền dù đã bị kéo lùi bởi những đợt cắt giảm lãi suất chậm của Fed, nhưng cũng đã bùng nổ trở lại. Trong quý III, tăng trưởng GDP đã được điều chỉnh tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 50 năm. Tiền lương tăng nhanh hơn thời Obama, trong khi tốc độ tăng thu nhập của tầng lớp trung lưu thậm chí còn cao hơn.

Trong khi đó, các vấn đề kinh tế của Trung Quốc đã trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc chiến thương mại và nền kinh tế của nước này đã xuất hiện sự suy giảm đáng kể. Whiton cho rằng các số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc là giả dối. Có lẽ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể gần bằng không (0%), kèm theo các vấn đề về nợ mất kiểm soát và giá thực phẩm tăng vọt.

Ngoài các vấn đề kinh tế, Bắc Kinh cũng gặp rắc rối chính trị do các chính sách cứng rắn ở Hồng Kông.

Kinh tế Trung Quốc đang lâm vào tình trạng khó khăn nhất trong nhiều năm qua.

Hoa Kỳ ít áp lực hơn Trung Quốc trong các hiệp định song phương và đa phương

Trong thời gian này, Hiệp định Thương mại Mỹ - Mexico – Canada (USMCA), thay thế Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sắp hoàn thành. Khối lượng thương mại của nó gấp đôi giá trị của bất kỳ giao dịch nào giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và gấp năm lần giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc.

Hiệp định thương mại mới giữa Mỹ và Nhật Bản cũng sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2020. Điều này sẽ mang lại lợi ích lớn cho các nông dân và chủ trang trại Mỹ, vì Nhật Bản giảm thuế và Hoa Kỳ sẽ xuất khẩu được nhiều sản phẩm nông nghiệp sang Nhật Bản.

Whiton cho rằng Hoa Kỳ không cần phải đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vì đây là thời điểm tồi tệ để cung cấp mạch sống cho chính phủ Trung Quốc. Ngoài ra, với lập trường chính trị cứng rắn của mình, ông Trump cũng không cần phải đạt được thỏa thuận, bởi vì khả năng liên nhiệm gia tăng của Trump, Trung Quốc sau đó sẽ phải ký một thỏa thuận có ý nghĩa.

Nếu trì hoãn việc ký kết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, chẳng hạn như ít nhất là sau năm 2021, sẽ mang lại sự rõ ràng và chắc chắn giữa kỳ đối với mức thuế và chính sách thương mại của Hoa Kỳ, điều này sẽ giúp các công ty Mỹ dễ dàng lên kế hoạch hơn.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sau hơn 1 năm vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

“Nói một cách đơn giản, ông Trump không chỉ đánh bại Trung Quốc về kinh tế, mà ông còn vượt qua Trung Quốc trong giai đoạn chuyển tiếp trật tự thế giới về kinh tế và chính trị”. Ông Whiton kết luận.

Hồi tháng 4/2018, ông Whiton đã viết trên tạp chí chính trị và ngoại giao The National Interest đề nghị Tổng thống Hoa Kỳ Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hãy gặp gỡ trực tiếp để giải quyết các vấn đề thương mại.

Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Smart Power: Between Diplomacy and War” (Sức mạnh thông minh: Giữa Ngoại giao và Chiến tranh) và đã trải qua hai cuộc xung đột thương mại Trung - Mỹ nổ ra do thâm hụt thương mại rất lớn.

“Ông Trump đã không làm điều này vì giải thưởng Nobel, bởi vì ông ấy muốn thoát khỏi cuộc giao dịch tồi tệ này” - ông Whiton nói, thêm rằng động thái của ông Trump là đang thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử và tin rằng ông Trump có thể thành công ở nới các cựu tổng thống Mỹ đã thất bại .

“Thế giới này rất rộng lớn, Trung Quốc cần chúng ta nhiều hơn chúng ta cần họ” - ông Whiton viết. Ông thậm chí còn cho rằng đối với Trung Quốc, vì họ phụ thuộc vào người tiêu dùng Mỹ và những giám đốc điều hành rụt rè của các công ty Mỹ, nên cuộc đàm phán thương mại Trung Quốc - Mỹ sẽ là một giao dịch càng khó khăn hơn.