|
Vơ]israel việc tẩy chay bông và không hợp tác làm ăn với Tân Cương, Tập đoàn H&M có thể bị thiệt hại nặng (Ảnh: Đông Phương). |
Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương (Dongfang), Trung Quốc bị cáo buộc cưỡng ép người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ Tân Cương làm việc. Nhà bán lẻ quần áo quy mô lớn của Thụy Điển H&M hôm thứ Tư (24/3) đã đưa ra một tuyên bố, nói rằng họ lo ngại về các cáo buộc, do đó không hợp tác với bất kỳ nhà máy sản xuất hàng may mặc nào ở Tân Cương, cũng như không mua các sản phẩm hoặc nguyên liệu thô từ khu vực này, bao gồm cả bông.
Đây không phải là lần đầu tiên H&M ngừng hợp tác với các nhà cung cấp Trung Quốc đại lục về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Vào tháng 9 năm ngoái, H&M đã cáo buộc một nhà cung cấp sợi Trung Quốc bị tình nghi liên quan đến lao động cưỡng bức ở Tân Cương và tuyên bố sẽ dần chấm dứt hợp tác.
Ngày 20/3 trên trang web chính thức của Tập đoàn H&M đăng tải một tuyên bố nói, Tập đoàn H&M chú ý tới các cáo buộc các dân tộc thiểu số ở Khu tự trị Tân Cương phải chịu “lao động cưỡng bức” và “phân biệt tôn giáo”; vì vậy “Bông sợi mà các sản phẩm của chúng tôi cần sử dụng sẽ không còn được lấy từ đó nữa”. Sự việc ngay lập tức gây ra sự phẫn nộ từ các giới Trung Quốc.
|
Tuyên bố của H&M về việc không làm ăn với Tân Cương (Ảnh: Guancha). |
Các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc ngay lập tức đưa ra một văn bản tố cáo rằng những lời buộc tội trên là “vô nghĩa, vi phạm nghiêm trọng công lý và lương tâm”, Tập đoàn H&M "ăn cơm Trung Quốc nhưng đập nồi Trung Quốc". Dân chúng Trung Quốc cũng đã phát động một cuộc tẩy chay và các nền tảng mua sắm trực tuyến như JD.com và Tmall đã loại bỏ các hàng hóa liên quan của H&M.
Một số diễn viên Trung Quốc đã tuyên bố chấm dứt quan hệ hợp tác với H&M. Một số lượng lớn cư dân mạng cũng để lại lời nhắn trên Weibo chính thức của H&M, chỉ trích đây là hành vi bôi nhọ và tung tin bịa đặt, thách thức HM "có giỏi hãy từ bỏ thị trường Trung Quốc”. H&M sau đó đã đóng comment.
H&M sau đó đã phản hồi rằng công ty luôn quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu theo nguyên tắc công khai và minh bạch, không đại diện cho bất kỳ lập trường chính trị nào, đồng thời tôn trọng người tiêu dùng Trung Quốc.
Về phía chính phủ Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Tư 24/3 rằng Mỹ và các đồng minh trong Liên minh tình báo “Ngũ Nhãn" (Five Eyes) gần đây đã sử dụng vấn đề nhân quyền Tân Cương như một cái cớ để trừng phạt các quan chức Trung Quốc, điều này khiến người ta nhớ đến "Liên quân 8 nước" khi xưa. Bà nhắc lại rằng “Trung Quốc không sợ các lệnh trừng phạt và hoan nghênh bất kỳ người nước ngoài không thiên kiến nào đến thăm Tân Cương trực tiếp. Các nước như Mỹ và Australia trước hết nên xem xét các vấn đề nhân quyền trong nước họ”.
|
Trang weibo của Trung ương Đoàn TNCS Trung Quốc chỉ trích H&M "vừa tẩy chay bông Tân Cương lại muốn kiếm tiền ở Trung Quốc" (Ảnh: Guancha). |
Ngoài ra, Nghị viện châu Âu đã quyết định hủy bỏ cuộc họp xem xét của họ đối với Hiệp định Đầu tư Toàn diện Trung Quốc – EU (CAI). Bà Hoa Xuân Oánh nói Hiệp định này không phải là ân huệ của một bên nào, mà là hai bên (Trung Quốc và EU) cùng có lợi. Một số nước châu Âu đã triệu tập đại diện Đại sứ Trung Quốc để giao thiệp, đều là những cáo buộc vô lý.
Theo trang Nhà quan sát (Quancha) của Trung Quốc, ngay từ ngày 16/9/2020, Tập đoàn H&M cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự và tuyên bố vào thời điểm đó rằng họ sẽ đình chỉ "các giao dịch kinh doanh gián tiếp" với gã khổng lồ ngành kéo sợi Trung Quốc là Hoa Phù (Huafu) trong vòng 12 tháng.
Chiều 24/3, nhân viên phòng kinh doanh Thượng Hải của Công ty TNHH Thời trang Huafu nói, trước đó công ty này có kinh doanh sợi với H&M nhưng không tiện trả lời về việc hợp tác có bị gián đoạn hay không.
|
Wei bo của Trung ương Đoàn TNCS Trung Quốc đăng ap-phích đả kích H&M (Ảnh: Guancha). |
Tuy nhiên, nhân viên phòng văn hóa doanh nghiệp của Huafu Chiết Giang nói công ty “vốn không có mối quan hệ kinh doanh trực tiếp” với H&M và các giao dịch kinh doanh gián tiếp “không còn được mong đợi vì họ không còn hợp tác với chúng tôi”, còn về thời gian cụ thể việc hợp tác sẽ bị gián đoạn thì nhân viên không rõ.
Vào tối ngày 24/3, blogger @ Pinghaian là người đầu tiên chú ý đến vấn đề này, nói rằng: "H&M cấm mua bông ở Tân Cương và các nhà máy gia công. Điều này đúng là sự thật... Không có yêu cầu chính thức của nước nào khác, hoàn toàn là do một nhóm người trong công ty này đã chủ động kích động sự việc sau khi xem các báo cáo của 'các tổ chức xã hội dân sự và báo chí'. Điều này rất tốt. Là một thành viên cũ, tôi đã chủ động nói lời từ biệt và bye bye H&M”.
Tính đến 17h11 ngày 24/3, trang Weibo này đã có hơn 180.000 lượt thích và hơn 270.000 lượt đăng lại. Guancha phát hiện ra rằng trang web chính thức của Tập đoàn H&M đã cập nhật tuyên bố thẩm định (statement on due diligence) vào ngày 20/3, nói rằng tập đoàn quan tâm sâu sắc đến các báo cáo từ các tổ chức xã hội dân sự và tin tức của các cơ quan truyền thông về cáo buộc “lao động cưỡng bức” đối với người dân tộc thiểu số ở Tân Cương và “kỳ thị tôn giáo”.
Trong tuyên bố, H&M nói tập đoàn "chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng", "nếu phát hiện và xác minh sự hiện diện của lao động cưỡng bức trong các nhà cung cấp mà chúng tôi hợp tác, chúng tôi sẽ ngay lập tức chấm dứt quan hệ kinh doanh”.
H&M tuyên bố tập đoàn này “không hợp tác với bất kỳ nhà máy sản xuất hàng may mặc nào ở Tân Cương, cũng như không mua sản phẩm từ khu vực này”, đồng thời cho biết họ đã tiến hành điều tra tất cả các nhà máy sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc mà họ hợp tác để đảm bảo rằng việc làm của người lao động phù hợp với các cam kết và quy định của Tập đoàn H&M.
Tuyên bố cho biết Tân Cương là khu vực trồng bông lớn nhất của Trung Quốc. Cho đến nay, “các nhà cung cấp của chúng tôi mua bông từ các trang trại liên quan đến Hiệp hội Bông tốt hơn (Better Cotton Initiative, BCI) ở khu vực này. BCI đã quyết định tạm ngừng cấp phép cho bông ở Tân Cương. Điều này có nghĩa là bông cần thiết cho các sản phẩm của chúng tôi sẽ không còn được lấy từ đó nữa”.
|
Bông Tân Cương được coi là có chất lượng hàng đầu thế giới (Ảnh: Sina). |
Ngoài ra, trong “Tuyên bố về các vấn đề Tân Cương” do Tập đoàn H&M đưa ra vào tháng 9/2020, tập đoàn này tuyên bố rằng họ có “giao dịch kinh doanh gián tiếp” với một nhà máy của China Huafu Fashion Co., Ltd. ở Thượng Ngu Chiết Giang.
"Mặc dù không có dấu hiệu cưỡng bức lao động ở nhà máy Thượng Ngu, nhưng chúng tôi đã quyết định đình chỉ các giao dịch kinh doanh gián tiếp với Huafu trong vòng 12 tháng tới cho đến khi chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các cáo buộc cưỡng bức lao động".
Sau khi tin tức được lan truyền, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong các cư dân mạng Trung Quốc. Vào ngày 24/3, trang Weibo của Trung ương Đoàn đã đăng nhiều bài đăng trên blog chỉ trích H&M: "Trong khi tung tin đồn tẩy chay bông Tân Cương, lại đồng thời muốn kiếm tiền ở Trung Quốc? Đừng mơ ước hão huyền!”. Trang này còn chế ap-phích chỉ trích H&M, yêu cầu họ “ngừng ngay việc phát tán các tin tức giả dối”.