Hàn Quốc ra luật cấm thả truyền đơn chống Triều Tiên – bước đi nhằm cải thiện quan hệ hai nước?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Hôm thứ Hai (14/12), Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua tu chính án "Đạo luật phát triển quan hệ Hàn - Triều". Tu chính án này (luật sửa đổi) này còn được gọi là "Luật cấm tán phát truyền đơn chống Triều Tiên". Động thái gây tranh cãi trong dư luận Hàn Quốc này có thể là bước đi quan trọng góp phần làm hòa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên.

Từ nay, việc thả bóng bay mang truyền đơn từ Hàn Quốc sang Triều Tiên sẽ bị coi là phạm tội (Ảnh: Reuters).
Từ nay, việc thả bóng bay mang truyền đơn từ Hàn Quốc sang Triều Tiên sẽ bị coi là phạm tội (Ảnh: Reuters).

Đạo luật gây bất đồng

Căn cứ theo luật sửa đổi này, việc tán phát truyền đơn, phát thanh sang Triều Tiên qua loa phóng thanh dọc theo ranh giới quân sự Bắc – Nam vi phạm Hiệp định đạt được giữa hai nguyên thủ quốc gia Hàn - Triều.v.v. sẽ bị phạt tù có thời hạn tới ba năm hoặc phạt tiền tới 30 triệu won (tương đương 27.500 USD).

Một số đảng đối lập ở Hàn Quốc có quan điểm bất đồng về luật này, cho rằng cấm tán phát truyền đơn chống Triều Tiên là hạn chế quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, Quốc hội Hàn Quốc cuối cùng đã giành được sự tán thành của hơn 3/4 số nghị sĩ có mặt, cho phép thông qua tu chính án này.

Trước sự phản ứng từ một số đảng phái chính trị và công chúng Hàn Quốc cho rằng luật này hạn chế quyền tự do ngôn luận, Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 15/12 tuyên bố, mặc dù quyền tự do ngôn luận là quyền được Hiến pháp quy định, nhưng sự an toàn sinh mạng của cư dân biên giới còn quan trọng hơn.

Những người Bắc Triều Tiên đào tẩu thả truyền đơn mang nội dung nói xấu nhà lãnh đạo Kim Jong-un khiến Triều Tiên rất tức giận (Ảnh: Reuters).

Những người Bắc Triều Tiên đào tẩu thả truyền đơn mang nội dung nói xấu nhà lãnh đạo Kim Jong-un khiến Triều Tiên rất tức giận (Ảnh: Reuters).

Tại sao Hàn Quốc cấm tán phát truyền đơn chống Bắc Triều Tiên?

Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, vào năm 2014, khi các nhóm công dân Hàn Quốc rải truyền đơn sang Triều Tiên, phía Triều Tiên đã đáp trả bằng cách nổ súng. Vào tháng 6 năm nay, Triều Tiên do bất mãn với "nhóm người đào tẩu Triều Tiên" tán phát truyền đơn chống Triều Tiên từ Hàn Quốc sang Triều Tiên, đã cho nổ tung tòa nhà liên lạc giữa Hàn Quốc - Triều Tiên ở Kaesong.

Tòa nhà liên lạc liên Triều nằm ở thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên. Hai bên Triều Tiên và Hàn Quốc đã thành lập một khu công nghiệp tại thành phố này vào năm 2003. Lúc cao điểm, có tới 120 nhà máy, hàng trăm nhân viên quản lý từ Hàn Quốc tới quản lý điều hành hơn 50.000 công nhân Triều Tiên làm việc tại đây.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc bắt đầu xấu đi vào năm 2016, sau đó khu công nghiệp này đã bị đóng cửa. Cho đến năm 2018, dưới bầu không khí hòa giải do hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc và Triều Tiên tạo ra, hai bên đã nhất trí thành lập Văn phòng liên lạc tại Kaesong, trở thành biểu tượng cho sự bình thường hóa quan hệ hai miền.

Tòa nhà liên lach hai miền xây dựng năm 2018 trở thành biểu tượng cho sự hòa giải hai miền (Ảnh: The Paper).

Tòa nhà liên lach hai miền xây dựng năm 2018 trở thành biểu tượng cho sự hòa giải hai miền (Ảnh: The Paper).

Trước khi Triều Tiên phá hủy tòa nhà liên lạc vào tháng 6/2020, bà Kim Yo-jung, em gái của nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un, đã có một tuyên bố với những ngôn từ mạnh mẽ chỉ trích "những kẻ đào tẩu từ miền Bắc" đã gắn truyền đơn lên các trái khí cầu. Những quả khí cầu bay lên gần Vĩ tuyến 38 của Hàn Quốc chứa các truyền đơn chỉ trích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), tuyên bố của bà Kim Yo-jung có đoạn: “Tôi không biết liệu thế giới có biết những kẻ đào tẩu ngu xuẩn đó là loại côn đồ gì không”.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói, có thể thấy việc tán phát truyền đơn sang Triều Tiên không chỉ gây ra hành động gây hấn của phía Triều Tiên mà còn xâm phạm quyền lợi chính đáng của cư dân khu vực biên giới Hàn Quốc như an toàn tính mạng, tài sản, thậm chí làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Tháng 6/2020, Triều Tiên phá hủy Tòa nhà liên lạc hai miền do tức giận với việc Hàn Quốc cho phép tán phát truyền đơn qua biên giới (Ảnh: KCNA).

Tháng 6/2020, Triều Tiên phá hủy Tòa nhà liên lạc hai miền do tức giận với việc Hàn Quốc cho phép tán phát truyền đơn qua biên giới (Ảnh: KCNA).

Tranh cãi về khí cầu mang truyền đơn

Kể từ khi Hàn Quốc lên kế hoạch xây dựng luật cấm các nhà hoạt động thả khinh khí cầu mang truyền đơn sang Triều Tiên, đã bị chỉ trích từ mọi phía.

Bên cạnh những lời chỉ trích rằng đây là hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, còn có cả ý kiến cho rằng Hàn Quốc chịu khuất phục trước sức ép của Triều Tiên và "nhìn sắc mặt của phía bên kia để hành động".

Chính phủ Hàn Quốc đã nhiều lần nói, nhiều quả bóng bay mang truyền đơn chống Triều Tiên đã không bay qua được biên giới và cuối cùng gây ra ô nhiễm ở Hàn Quốc, đồng thời cũng gây gánh nặng cho người dân địa phương trong việc xử lý chúng.

Các tin tức trên báo chí trước đó cho biết trong tương lai, các ổ đĩa flash USB chứa các bộ phim truyền hình Hàn Quốc được mang vào Triều Tiên qua biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc hoặc các vật phẩm chuyển cho người dân Triều Tiên qua các nước thứ ba cũng sẽ bị trừng phạt. Bộ Thống nhất Hàn Quốc bác bỏ điều này, nói rằng hành vi trao đổi vật phẩm cho cư dân Triều Tiên thông qua một nước thứ ba không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.

Quan hệ Hàn Quốc - Triều Tiên sẽ hòa dịu trở lại?

Sau cuộc hội nghị thượng đỉnh Nam - Bắc Triều Tiên năm 2000, các cuộc đàm phán Bắc - Nam và trao đổi, hợp tác trên các lĩnh vực không ngừng được mở rộng. Để ngăn chặn việc chính phủ Hàn Quốc thay đổi chính sách đối với Triều Tiên theo thời gian hoặc do người nắm quyền, đồng thời đảm bảo tính nhất quán của chính sách; sau 5 năm cân nhắc và nhiều lần sửa đổi, ngày 8/12/2005, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua “Luật phát triển quan hệ Nam - Bắc”, bộ luật đầu tiên về quy chế quan hệ giữa hai miền.

Cái bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo tại Panmunjom năm 2018. Với việc Hàn Quốc cấm thả truyền đơn sang Triều Tiên liệu quan hệ hai bên có hòa dịu trở lại? (Ảnh: Reuters).

Cái bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo tại Panmunjom năm 2018. Với việc Hàn Quốc cấm thả truyền đơn sang Triều Tiên liệu quan hệ hai bên có hòa dịu trở lại? (Ảnh: Reuters).

Ngày 30/6/2006, "Luật Phát triển Quan hệ Nam – Bắc" chính thức có hiệu lực, Chính phủ Hàn Quốc cũng đồng thời công bố Lệnh về việc thi hành luật, quy định chi tiết việc thành lập Ủy ban Phát triển Quan hệ Bắc Nam, bổ nhiệm đại biểu đàm phán Nam – Bắc, cử đặc phái viên và xúc tiến thủ tục pháp lý cụ thể cho các cuộc đàm phán Nam – Bắc.

Sau khi Triều Tiên phá hủy tòa nhà liên lạc ở Kaesong, Hàn Quốc bắt đầu xem xét có nên hạn chế việc tán phát truyền đơn chống Triều Tiên hay không.

Các nhóm nhân quyền cáo buộc chính phủ Hàn Quốc làm như vậy là để chiều theo ý Triều Tiên. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng việc Hàn Quốc cấm tán phát các truyền đơn chống Triều Tiên là để giành được sự ưu ái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bằng cách nhắm vào công dân của mình, đó là một sai lầm chiến lược.

Tae Yong-ho, một nghị sĩ đối lập của Hàn Quốc và là một cựu quan chức ngoại giao Triều Tiên đào tẩu, nói rằng một luật như vậy sẽ tương đương với việc "tiếp tay cho cái xấu". Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Chris Smith, người chủ trì Ủy ban Nhân quyền tại Quốc hội Mỹ, cho rằng luật như vậy đã "phục tùng Đảng Lao động miền Bắc".

Tuy nhiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố rằng luật này là "nỗ lực ít nhất có thể làm để bảo vệ an toàn sinh mạng của cư dân ở khu vực biên giới". Một số nhà quan sát cho rằng, bước đi này của Hàn Quốc có thể sẽ giúp quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên hòa dịu trở lại.