Vào tháng Bảy năm 1968, tàu Aleksandr Grin của Liên Xô đến cảng Hải Phòng với lô hàng diêm tiêu phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng và nông nghiệp Việt Nam theo đơn đặt hàng của chính quyền nước sở tại. Vận chuyển diêm tiêu dù là bên cạnh các mặt hàng "hòa bình" như chuối và bông cũng đòi hỏi mọi biện pháp an toàn tối đa, đặc biệt là phòng cháy
Một thí dụ vào năm 1947, tại cảng của Texas-City đã xảy ra hỏa hoạn trên con tàu của Pháp làm nổ tung 2.000 tấn diêm tiêu. Vụ tai nạn kéo theo phản ứng dây chuyền các đám cháy và vụ nổ trên nhiều tàu hàng và tàu chở dầu đỗ lân cận. Hậu quả là hơn 1,5 nghìn người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích. Cảng và một phần Texas-City đã bị phá hủy, nhiều doanh nghiệp bị san bằng hoặc cháy rụi.
Thảm họa năm 1921 tại một nhà máy hóa chất ở thành phố Oppau (Đức) cũng là bằng chứng về sự nguy hiểm của diêm tiêu khi bắt lửa. Vụ nổ đã phá tan tất cả các ngôi nhà trong thành phố. Sóng nổ làm vỡ kính những căn nhà ở cách xa nhà máy 70 km.
Vào tháng Bảy năm 1968, các máy bay Mỹ đã chủ đích ngắm bắn tàu Alexander Grin đang đậu trên bến với lô hàng diêm tiêu. Đám cháy lớn đã bùng lên trên tàu. Theo xác định của các chuyên gia sau này, nếu diêm tiêu trên Alexander Grin bắt lửa thì công suất vụ nổ này sẽ không những lớn hơn nhiều các vụ ở Texas và Oppau mà còn mạnh gấp đôi sức công phá của bom nguyên tử mà người Mỹ thả xuống Hiroshima.
Các thủy thủ Liên Xô đã kiên cường chiến đấu với lửa. Họ cứu không chỉ tính mạng của chính mình và con tàu, mà cả cảng Hải Phòng và thành phố. Nếu vụ nổ diêm tiêu xảy ra trên Alexander Grin, Hải Phòng sẽ hầu như bị san bằng. Đội ngũ công nhân cảng cũng khẩn trương tham gia hỗ trợ thủy thủ trên tàu. Đám cháy đã được dập tắt, hàng hóa nguyên vẹn, thành phố thoát thảm họa trong gang tấc. Ba thủy thủ người Nga đã hy sinh trong trận chiến với lửa này là thuyền trưởng Khutorsky, các thủy thủ Gridnev và Razuvaev. Họ tên của Valentin Khutorsky đã được trao cho một con tàu mới của Liên Xô sau này cũng thực hiện nhiều chuyến đi đến Việt Nam.