Để quản lý, điều trị hiệu quả cho các trường hợp F0 cách ly tại nhà, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà phòng, chống dịch COVID-19.
Theo hướng dẫn của UBND TP. Hà Nội, F0 quản lý tại nhà là người nhiễm COVID-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT-PCR (hoặc test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở – 20 lần/phút, SpO2 >97% khi thở khí trời; không có thở bất thường như: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào; trẻ em trên 3 tháng tuổi, người lớn <49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, không đang mang thai.
F0 cách ly, điều trị tại nhà nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước, không bỏ bữa; Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả... và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái; thực hiện đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà.
Đối với người lớn, khi sốt > 38.5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều, F0 cần uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
Còn trẻ em, khi sốt > 38.5 độ C có thể uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 1015mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.
3 gói thuốc A,B,C dành cho F0 điều trị tại nhà (Ảnh - Minh Thuý) |
Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, F0 cần thông báo ngay cho cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để phối hợp xử lý. Khi ho thì dùng thuốc giảm ho.
Các nhân viên y tế sẽ phát 3 gói thuốc A,B,C cho F0 điều trị tại nhà tuỳ theo triệu chứng của người bệnh. Cụ thể: F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ sẽ sử dụng túi thuốc A còn F0 có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở/nhịp thở >20 lần/phút hoặc SpO2<95% nếu có, chưa liên hệ được với nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ sẽ dùng túi thuốc B.