Fox News đăng bài nhận định “Chiến dịch ngầm” của Facebook và Twitter khiến ông Trump thất cử

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

LTS: Twitter và Facebook là nhân tố tạo tác động đến kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ theo hướng bất lợi cho ông Trump; Dan Gainor, Phó Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông bảo thủ, viết trong bài bình luận đăng tải trên Fox News.

Tổng thống Trump có 89 triệu người theo dõi trên Twitter (Ảnh: The Atlantic)
Tổng thống Trump có 89 triệu người theo dõi trên Twitter (Ảnh: The Atlantic)

Trong ngày 17/11 vừa qua, tại Thượng viện Mỹ, Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey một lần nữa thừa nhận rằng đáng lẽ ra nền tảng mạng xã hội này không nên kiểm duyệt và ngăn chặn thông tin mà tờ New York Post đăng tải về vụ bê bối của Hunter Biden, con trai cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Thế nhưng, hành động mà mạng xã hội này làm có thể khó bị đảo ngược, bởi hậu quả đã có.

Ít nhất, cho đến thời điểm hiện tại, ông Biden đã được các hãng truyền thông lớn tuyên bố là người chiến thắng trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Trừ khi Tổng thống Donald Trump có thể giành được nhiều chiến thắng tại tòa án trong phút cuối, Twitter và Facebook có thể bị coi là góp phần không nhỏ khiến ông thất cử.

Các mạng xã hội này thực hiện điều đó bằng cách che giấu câu chuyện về Hunter Biden.

Một cuộc thăm dò dư luận hậu bầu cử được thực hiện bởi McLaughlin & Associates chỉ ra rằng, có hơn 1/3 cử tri Mỹ bỏ phiếu cho ông Biden không hề biết về vụ bê bối mà con trai ông dính líu tới. Cuộc thăm dò do Media Research Center thực hiện cho hay, các cử tri bỏ phiếu cho ông Biden không hề biết về những cáo buộc cho rằng ông và con trai ông có quan hệ tài chính ngầm với Trung Quốc.

Nếu 13% số cử tri này biết được sự việc và quay sang bỏ phiếu cho ông Trump là đã đủ để ông lật ngược thế cờ, theo ước tính. Và trên thực tế, theo kết quả thăm dò trên, có 4,6% cử tri bỏ phiếu cho Biden nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho ông nếu như họ biết về vụ bê bối trên. Điều này có thể làm đảo ngược kết quả ở một số nơi, và có thể khiến ông Biden mất nhiều lá phiếu đại cử tri.

Bài viết gốc về vụ bê bối của nhà Biden được đăng tải trên tờ New York Post có tựa đề như sau: “Bức email chấn động hé lộ Hunter Biden giới thiệu doanh nhân Ukraine cho ông bố làm Phó Tổng thống”. Bài viết này tạo nên một luồng dư luận hết sức tiêu cực đối với ông biden trong thời điểm vài tuần trước ngày bầu cử 3/11.

Thế nhưng, thông tin này lại bị 2 nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới kiểm duyệt và chặn lại, không cho phát tán rộng rãi.

Facebook tuyên bố rằng họ hạn chế quyền tiếp cận tới bài viết này để chờ kiểm tra mức độ thực tế. Nhưng ngay cả những nhân viên xác thực cũng thừa nhận rằng bài viết này không có tính chất chính trị đặc thù.

Mạng Xác thực Quốc tế (International Fact-Checking Network), bên chuyên phụ trách xác thực thông tin cho Facebook, đã quay sang chỉ trích mạng xã hội này.

“Quyết định giảm hoặc chặn việc phân phối bài viết của New York Post dựa trên một số tiêu chí bí ẩn, không minh bạch và phương pháp không rõ ràng…là một sai lầm nghiêm trọng” – tổ chức này viết trên Twitter.

CEO Twitter Jack Dorsey phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ hôm 17/11 (Ảnh: AP)

CEO Twitter Jack Dorsey phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ hôm 17/11 (Ảnh: AP)

Còn Twitter thì sao? Mạng xã hội này ngăn chặn những đường dẫn tới bài viết của New York Post và cả những người gắn link tới bài viết. Những người này bao gồm nhiều nhân vật có tiếng trên Twitter như Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany.

Các hãng tin truyền thống thì phần lớn là im lặng về việc kiểm duyệt này, tỏ ra vui mừng trước việc câu chuyện tồi tệ về Biden bị “thủ tiêu” trước khi nó có thể gây ảnh hưởng tới ứng viên mà họ ủng hộ.

Ai cũng biết rằng Tổng thống Trump đã trở thành “kẻ địch” của Twitter – vốn thiên về cánh tả - trong suốt nhiệm kỳ của mình, mặc dù ông có tới 89 triệu người theo dõi trên mạng xã hội này. Mặc dù Twitter từ chối việc đóng tài khoản của ông Trump, nhưng nó lại kiểm duyệt ông và chiến dịch của ông tới gần 200 lần. Phần lớn là diễn ra trong tháng này.

Thực tế này rất đáng sợ. Mạng xã hội Twitter đã thực hiện một trong những hành động kiểm duyệt vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ, khi phong bế câu chuyện bê bối của Hunter Biden.

Và đây là lời giải thích của CEO Twitter Jack Dorsey về vụ kiểm duyệt đó, khi ông nói trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện: “Sau khi xem xét kỹ lưỡng, chúng tôi thừa nhận rằng hành động này là sai và đã sửa sai trong vòng 24 giờ”. Thế nhưng Twitter lại quay sang đề nghị tờ New York Post gỡ bỏ đoạn tweet gốc dẫn tới bài viết về Hunter Biden – và đương nhiên New York Post từ chối thẳng thừng.

Phải mất tới 17 ngày Twitter mới thừa nhận hành động của họ là sai theo cách như trên. 17 ngày, và ngay trước kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.

Nên nhớ rằng, đây không phải lần đầu tiên CEO Dorsey thừa nhận rằng Twitter hành động sai lầm. Vào ngày 14/10, ông viết trên Twitter: “Hành động của chúng tôi liên quan tới bài viết của New York Post là không tốt. Và việc ngăn chặn chia sẻ đường dẫn thông qua các đoạn tweet là không thể chấp nhận được”.

Trên thực tế, mặc dù nhận sai nhiều lần đến vậy, không hiểu vì cố ý hay vô tình, nhưng Twitter không hề sửa chữa ngay lỗi lầm của mình.

Theo Fox News