Forbes: Nhà máy vũ khí Mỹ sản xuất không kịp mức tiêu thụ của Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Cuộc chiến Nga-Ukraine bùng phát, Mỹ và các nước NATO tập trung vũ khí đạn dược, nhất là các loại vũ khí chống tăng và phòng không gọn nhẹ để dồn viện trợ cho Ukraine, gây nên cuộc khủng hoảng thiếu.
Chỉ trong tuần đầu tiên sau khi quân Nga bắt đầu tấn công, các lực lượng Ukraine đã tiêu thụ hơn 400 quả tên lửa chống tăng Javelin (Ảnh: Sohu).
Chỉ trong tuần đầu tiên sau khi quân Nga bắt đầu tấn công, các lực lượng Ukraine đã tiêu thụ hơn 400 quả tên lửa chống tăng Javelin (Ảnh: Sohu).

Theo bài viết trên trang web Forbes của Mỹ ngày 8/3/2022, “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga chống lại Ukraine đã củng cố giá trị của các loại tên lửa vác vai. Với việc các kho dự trữ vũ khí của phương Tây trở nên trống rỗng, khoảng 17.000 quả tên lửa kiểu vác vai “phóng rồi quên” được giao cho Ukraine, tốc độ tiêu thụ các tên lửa loại nhỏ của Ukraine hiện đã nhanh hơn so với việc phương Tây hiện đang bổ sung chúng.

Bài báo nói rằng các nhà phân tích chiến lược đang tập trung vào các ngành công nghiệp cơ bản mỏng manh và già cỗi của Mỹ, suy nghĩ về việc liệu các cơ sở sản xuất cũ kĩ này có thể đáp ứng những thách thức nhu cầu bất ngờ của sản xuất thời chiến hay không. Ít ai nhận ra rằng tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không Stinger tiên tiến được hỗ trợ bởi một cơ sở hạ tầng sản xuất lạc hậu và không an toàn, tiềm ẩn nhiều điểm thắt cổ chai, lỗ hổng và thách thức về nguồn cung.

Các thùng tên lửa Javelin được Mỹ chở đến cho Ukraine (Ảnh: AP).

Các thùng tên lửa Javelin được Mỹ chở đến cho Ukraine (Ảnh: AP).

Bài báo cho biết, đối với các mối đe dọa trên không, tên lửa phòng không di động FIM-92 Stinger đã bị ngừng sản xuất và không thể dễ dàng bổ sung. Có hàng chục nghìn tên lửa Stinger được đổi mới trong kho của Mỹ, dự kiến ​​phải đến những năm 2030 mới được thay thế. Nhưng cuộc xung đột Ukraine có khả năng làm thay đổi cách tính toán nguồn cung, buộc Mỹ phải đẩy nhanh kế hoạch thay thế.

Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin đã được đưa vào trang bị cho quân đội Mỹ từ giữa những năm 1990. Năm 2019, Lầu Năm Góc đã trao cho Raytheon và Lockheed Martin một hợp đồng chế tạo 2.100 tên lửa tiên tiến Javelin serie “F” với các chức năng như có sức sát thương mạnh và chống tăng tích hợp trong một đầu đạn duy nhất cho phép binh sĩ sử dụng tên lửa Javelin chống lại các mục tiêu bọc thép và mục tiêu mềm. Với việc lô tên lửa Javelin serie “F” đầu tiên đã ra mắt hồi giữa năm 2020, một loại đạn tên lửa serie “G” mới, nhẹ hơn đang bước vào giai đoạn thử nghiệm, việc sản xuất tên lửa chống tăng Javelin đang giảm dần, và số lượt binh lính Mỹ được huấn luyện sử dụng tên lửa này cũng sẽ được giảm thiểu.

Tên lửa phòng không vác vai Stinger tỏ rõ hiệu quả trong chống trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay bay thấp (Ảnh: Toutiao).

Tên lửa phòng không vác vai Stinger tỏ rõ hiệu quả trong chống trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay bay thấp (Ảnh: Toutiao).

Hiện nay, dây chuyền sản xuất tên lửa chống tăng Javelin có thể cần được phục hồi. Sản lượng xuất xưởng loại tên lửa này đã bị cắt giảm nhiều trong thập kỷ qua: từ năm tài chính 1999 đến năm tài chính 2001, Mỹ mua khoảng 9.848 quả tên lửa Javelin, trong khi trong ba năm tài chính vừa qua (2020-2022), tổng số lượng mua tên lửa này giảm xuống chỉ còn 2.037 quả.

Có thông tin nói, chỉ trong tuần đầu của cuộc đối đầu quân Nga, các lực lượng Ukraine được cho là đã tiêu thụ 300 tên lửa chống tăng Javelin và Mỹ phải tăng cường sản xuất tên lửa vác vai mới bổ sung kịp lượng đạn tiêu thụ.

Một địa điểm được quan tâm đặc biệt là Nhà máy Đạn dược Lục quân Iowa ở gần thị trấn nhỏ Middleton, đông nam Iowa, nơi Mỹ sản xuất các đầu đạn cho tên lửa phòng không Stinger và chống tăng Javelin. Năm 2017, Hạ nghị sĩ Dave Loebsack đảng Dân chủ bang Iowa cảnh báo: “Các cơ sở đúc bom đạn cỡ lớn chủ yếu của Mỹ đã lỗi thời, vận hành thủ công và thiếu các công cụ cần thiết để triển khai các công nghệ sản xuất mới có khả năng thích ứng.”

Bài báo cho biết, cảnh báo này đã châm ngòi cho một đợt cải tạo nâng cấp lớn đối với cơ sở công nghiệp vũ khí của Lục quân. Nhưng những cải tiến này, kết hợp với nhu cầu sản xuất gia tăng, sẽ gây áp lực lên một số dây chuyền sản xuất đầu đạn cỡ nhỏ của Mỹ. Nếu cần nhiều tên lửa hơn, nhà máy sẽ cần phải tăng tốc, có khả năng sẽ phải tiếp nhận những công nhân mới thiếu kinh nghiệm, các thiết bị đã niêm cất có thể cần được kích hoạt sử dụng lại.

Hình ảnh xe tăng Nga trúng tên lửa do Ukraine công bố (Ảnh: QQ).

Hình ảnh xe tăng Nga trúng tên lửa do Ukraine công bố (Ảnh: QQ).

Bài báo chỉ ra rằng nếu cuộc xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn, an ninh tại hiện nơi sản xuất cũng phải được tăng cường. Rủi ro về một cuộc tấn công của Nga ở Iowa có thể nhỏ, nhưng "nó là có thật". Bảo vệ Nhà máy Đạn dược Lục quân Iowa có thể không dễ dàng. Đó là một cơ sở rộng lớn có diện tích khoảng 7.693 ha và chỉ được một nhóm nhỏ các sĩ quan Lục quân giám sát. Do đó, việc tăng cường bảo vệ có khả năng liên quan đến rất nhiều hợp đồng cơ sở hạ tầng của Lầu Năm Góc. Với việc các cơ sở hạ tầng già đi, cùng với nhu cầu sản xuất và sửa chữa bổ sung, có thể cần phải tuyển dụng công nhân mới và khả năng đánh giá mối đe dọa nội gián và an ninh mạng cũng cần phải được chú ý nhiều hơn.