Facebook không thay đổi được Australia

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Dù đã đưa ra nhiều động thái nhằm đáp trả lại đạo luật mới của Australia, Mark Zuckerberg vẫn không thuyết phục được nước này bãi bỏ luật.

Vào tháng 4/2020, chính phủ Australia đã đưa ra một dự luật yêu cầu Facebook và Google phải trả tiền khi sử dụng tin tức trên báo chí, các hãng tin tại quốc gia này.

Lý do là 2 gã khổng lồ công nghệ tại Mỹ đã kiếm được rất nhiều tiền quảng cáo khi hiển thị tin tức từ Australia lên nền tảng của họ. Ước tính khoảng 2,7 tỷ USD đối với Google và 1,4 tỷ USD đối với Facebook. Do đó, các quan chức truyền thông nước này muốn họ phải trả lại 10% doanh thu quảng cáo.

Không chỉ tại Mỹ, Google và Facebook cũng bị chính phủ Australia nhằm vào. Ảnh: Zopplo.
Không chỉ tại Mỹ, Google và Facebook cũng bị chính phủ Australia nhằm vào. Ảnh: Zopplo.

"Mark không thuyết phục được chúng tôi nhân nhượng", Frydenberg chia sẻ trên chương trình “Insider” của đài ABC Australia vào ngày 1/1. Ông cho biết vị tỷ phú này đã cố gắng nói về những điểm quan trọng sẽ ảnh hưởng đến Facebook nếu luật được ban hành.Trước tình hình này, Mark Zuckerberg và Josh Frydenberg, Bộ trưởng Ngân khố Australia đã cùng ngồi vào bàn họp để giải quyết những mâu thuẫn giữa 2 bên.

Tuy nhiên, Frydenberg khẳng định những trao đổi trong cuộc họp không thể thay đổi được quyết định của chính phủ, mà chỉ là những "thảo luận mang tính xây dựng" cho luật mới.

Trước đó, 2 gã khổng lồ công nghệ đã đưa ra những động thái nhằm đáp trả lại Australia nếu họ thông qua đạo luật.

Cụ thể, Facebook đe dọa chặn người dùng tại Australia chia sẻ tin tức lên nền tảng của mình. Trong khi đó, Google cho biết họ có thể loại bỏ công cụ tìm kiếm của mình khỏi thị trường Úc.

Theo Bloomberg, đạo luật mới được tạo ra nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp truyền thông trong nước. Trong đó có công ty News Corp của ông "trùm" truyền thông Rupert Murdoch vốn đã phải vật lộn để thích ứng với nền kinh tế kỹ thuật số.

Facebook sẽ không yêu cầu Australia nhân nhượng, công ty này muốn giữ vững lập trường của mình. Ảnh: Bloomberg.
Facebook sẽ không yêu cầu Australia nhân nhượng, công ty này muốn giữ vững lập trường của mình. Ảnh: Bloomberg.

Trước sự cứng rắn của chính phủ Australia, Mỹ đã nỗ lực bảo vệ Facebook và Google bằng việc yêu cầu nước này bãi bỏ đạo luật. Họ đề nghị Australia có thể tìm một giải pháp hợp lý và tự nhiên hơn. Frydenberg cho biết ông vẫn chưa loại bỏ được Facebook và Google, 2 tập đoàn đang tạo ra sức ép đối với nền kinh tế truyền thông Australia. Tuy nhiên, ông tuyên bố sẽ không để họ "đe dọa".

Bên cạnh đó, Bloomberg cho biết ông Scott Morrison, thủ tướng Australia, đã gặp CEO của Microsoft, Satya Nadella, để bàn về những thay đổi trong luật mới của nước này.

"Chúng tôi đang thảo luận kỹ càng với Google, Facebook và nhiều doanh nghiệp trong ngành khác. Đây không phải vấn đề có thể trao đổi chỉ trong một cuộc họp ngắn", Frynderberg nhận định.

"Trong từng bước xây dựng luật, chúng tôi đều tham khảo ý kiến của các tập đoàn này. Tôi cho rằng những doanh nghiệp làm về truyền thông kỹ thuật số cần phải trả tiền cho nội dung họ đã sử dụng", ông chia sẻ thêm.

Theo Zing