"Tôi đã rất muốn có mặt tại đó với ông. Nhưng buồn thay, vì sự tức giận tột cùng và thái độ thù địch công khai trong tuyên bố gần đây nhất của ông, tôi cảm thấy cuộc gặp mặt là không thỏa đáng ở thời điểm này", ông Trump viết. "Vì thế, hãy để lá thư này đề cập về việc cuộc họp thượng đỉnh tại Singapore sẽ không xảy ra, điều này sẽ tốt cho cả hai bên và không phương hại cho thế giới".
Lá thư ông Trump gửi cho ông Kim Jong-un.
|
Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã lên lịch trình cuộc gặp tại Singapore vào ngày 12.6, một cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.
Quyết định này đã kết thúc kết quả ngoại giao nhiều tháng giữa Mỹ và Triều Tiên về việc ông Trump tiên đoán đây sẽ là một đàm phán hòa bình lịch sử và việc Triều Tiên giải trừ hạt nhân trên bán đảo. Hiện tại, sự việc đã trở thành nguy cơ giữa Washington và Bình Nhưỡng, xác định Mỹ và Triều Tiên có thể biến quan hệ hiện tại trở thành trạng thái căng thẳng một lần nữa.
Quyết định này đã kết thúc kết quả ngoại giao nhiều tháng giữa Mỹ và Triều Tiên về việc ông Trump tiên đoán đây sẽ là một đàm phán hòa bình lịch sử và việc Triều Tiên giải trừ hạt nhân trên bán đảo. Hiện tại, sự việc đã trở thành nguy cơ giữa Washington và Bình Nhưỡng, xác định Mỹ và Triều Tiên có thể biến quan hệ hiện tại trở thành trạng thái căng thẳng một lần nữa.
Trong lá thư của mình, ông Trump cũng nhấn mạnh một cách gay gắt về thái độ của ông trước đó: "Ông nói về khả năng hạt nhân... Nhưng chúng tôi có khả năng lớn hơn và mạnh hơn nên tôi cầu Chúa rằng chúng sẽ không bao giờ được sử dụng".
Nhưng ông Trump cũng nói về khả năng gặp gỡ trực tiếp với ông Kim Jong-un vẫn có thể diễn ra: "...mong muốn về cuộc hội đàm tuyệt vời sẽ được xây dựng giữa tôi với ông" và ông đang mong sẽ gặp ông Kim Jong-un vào "một ngày nào đó".
Dù hội nghị thượng đỉnh đã bị hủy bỏ, Triều Tiên cũng đã có những động thái bày tỏ thiện chí về chương trình hạt nhân của mình. Bình Nhưỡng đã có hành động phá hủy ít nhất ba đường hầm hạt nhân, những đài quan sát, xưởng đúc và cơ sở thử hạt nhân Punggye-ri - quá trình đã được các nhà báo quốc tế chứng kiến bao gồm cả nhà báo Will Ripley của CNN.