Tuyến Nhật Tân – Nội Bài được xem là tuyến đường kết nối Thủ đô và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đây cũng là cửa ngõ Thủ đô về phía Bắc Sông Hồng, là niềm tự hào của Việt Nam với khu vực và Thế giới. Thế nên, quy hoạch hạ tầng quanh tuyến này được Chính phủ cân nhắc rất kỹ. Trước đó, Thủ tướng đã yêu cầu chưa cấp phép cho các công trình dọc trục tuyến này.
Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội, cần 33.000 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng cho khu vực này, trong đó 10.800 tỷ dành cho công tác GPMB. Đây là nguồn kinh phí lớn ngân sách thành phố không đáp ứng được.
Cũng theo trình bày của UBND Thành phố Hà Nội trước đó về quy hoạch 2 bên trục tuyến này, thì cần quy hoạch khu vực theo hướng tái hiện hình ảnh Thăng Long – Hà Nội mang ý tưởng “Rồng đón Ngọc” với xương sống chính là tuyến đường cao tốc kết nối từ sân bay về trung tâm thành phố, đầu rồng quay về sông Hồng - Hồ Tây. Dự kiến, Khu đô thị hai bên trục tuyến Nhật Tân – Nội bài có chiều dài trên 11km, quy mô nghiên cứu trên 2.000 ha với điểm đầu là sân bay Nội Bài và điểm cuỗi là cầu Nhật Tân.
Tại buổi họp, các thành viên dự họp đều nhất trí tầm quan trọng của việc phải xây dựng một cơ chế đặc thù riêng để lựa chọn nhà đầu tư, xác định giá đất đền bù GPMB và triển khai quy hoạch.
Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng cũng đã trao đổi, xem xét các kiến nghị của các bộ ban ngành và giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp các nội dung liên quan đến các cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư phát triển đô thị hai bên tuyến, trong đó chú ý công tác GPMB, bố trí, xây dựng nhà ở xã hội; lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu; việc xác định giá đất; thẩm quyền phê duyệt dự án;…Đồng thời Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và đầu tu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này trình Chính phủ xem xét.
Các thành viên dự họp đều cho rằng, Dự kiến chi phí đầu tư hạ tầng và GPMB khoảng 33 nghìn tỷ là con số lớn nhưng có tính khả thi. Thủ tướng cũng nhận định, bản chất của cơ chế, chính sách đặc thù này là lấy tiền từ quỹ đất hai bên trục Nhật Tân-Nội Bài để phát triển hạ tầng tiếp theo, đây là định hướng đúng và hoàn toàn khả thi. Không phải cơ chế đặc thù là lấy ngân sách để đầu tư, tinh thần là phải lấy nó nuôi nó.
Theo Chinhphu.vn
Theo Bộ luật Lao động 2012, tiền lương thử việc bằng 85% mức lương công việc. Thời gian thử việc đối với lao động có trình độ lao động từ cao đẳng trở lên là 60 ngày; trình độ trung cấp trở lên là 30 ngày và công việc khác là 60 ngày.
Không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Theo VOV
Theo Bộ luật Lao động 2012, tiền lương thử việc bằng 85% mức lương công việc. Thời gian thử việc đối với lao động có trình độ lao động từ cao đẳng trở lên là 60 ngày; trình độ trung cấp trở lên là 30 ngày và công việc khác là 60 ngày.
Không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Theo VOV