Đằng sau việc Philippines chưa mời Trung Quốc giúp tấn công cướp biển

VietTimes -- Nhìn vào "ngũ thông" của Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 và Điều 6 Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khả năng Trung Quốc - Philippines tuần tra chung trên biển vẫn tồn tại.
Ngày 1/7/2017, Hải quân Mỹ và Philippines tiến hành tuần tra chung trên biển Sulu. Tham gia có tàu tuần duyên USS Coronado LCS-4 Mỹ và tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz Philippines. Ảnh: Navy Times.
Ngày 1/7/2017, Hải quân Mỹ và Philippines tiến hành tuần tra chung trên biển Sulu. Tham gia có tàu tuần duyên USS Coronado LCS-4 Mỹ và tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz Philippines. Ảnh: Navy Times.
Ngày 1/7/2017, Hải quân Mỹ và Philippines tiến hành tuần tra chung trên biển Sulu. Tham gia có tàu tuần duyên USS Coronado LCS-4 Mỹ và tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz Philippines. Ảnh: Navy Times.
Ngày 1/7/2017, Hải quân Mỹ và Philippines tiến hành tuần tra chung trên biển Sulu. Tham gia có tàu tuần duyên USS Coronado LCS-4 Mỹ và tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz Philippines. Ảnh: Navy Times.

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 8/7 đã đăng bài viết của giáo sư Úc Chí Vinh, Đại học Hải dương Chiết Giang, Phó Tổng thư ký Hội nghiên cứu Thái Bình Dương Trung Quốc. Bài viết tập trung bàn về việc hợp tác chống cướp biển giữa Philippines với các nước.

Theo bài viết, ngày 1/7/2017 Hải quân Philippines và Hải quân Mỹ đã tiến hành một cuộc tuần tra trên biển liên hợp ở "vùng biển nguy hiểm” phía nam Philippines.

Cùng ngày, tàu tuần duyên USS Coronado LCS-4 gia nhập hàng ngũ với tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz Philippines, đã tiến hành tuần tra tấn công cướp biển ở khu vực biển Sulu.

Từ năm 2015 trở đi, vùng biển phía nam Philippines xảy ra ngày càng nhiều sự kiện bắt cóc của cướp biển, nơi xảy ra nhiều là biển Sulu nằm giữa Philippines và đảo Borneo.

Theo thống kê, hàng năm có khoảng 40 tỷ USD hàng hóa đi qua khu vực này, có khoảng 7 - 8 triệu USD than đá Indonesia xuất khẩu đến Philippines. Tổ chức vũ trang Abu Sayyaf thông qua các thủ đoạn như tấn công tàu thuyền trên biển, bắt cóc con tin để thu được lợi ích kinh tế.

Nạn cướp biển làm khó Philippines

Năm 2016, khi lái du thuyền ở vùng biển Sabah, Borneo, Malaysia, 2 công dân Đức đã bị tấn công, trong đó có một người bị bắt cóc, còn một người khác bị giết.

Tháng 10/2016, một chiếc tàu thương mại Hàn Quốc đang trên đường đi từ Hàn Quốc đến Australia, đã bị tổ chức vũ trang chống chính phủ Abu Sayyaf ở Philippines chặn lại, 10 phần tử vũ trang đã lên tàu bắn giữ 2 con tin trong đó có thuyền trưởng.

Tổ chức Abu Sayyaf phạm nhiều tội ác, ngoài tổ chức nổ bom và các sự kiện bạo lực, còn thông qua các thủ đoạn như sách nhiễu và bắt cóc để thu tiền.

Hiện nay trong tay tổ chức này còn giữ công dân nhiều nước. Họ đến từ các nước như Hà Lan, Nhật Bản, Đức, Indonesia, Malaysia, Việt Nam.

Tàu tuần duyên USS Coronado LCS-4 Hải quân Mỹ. Ảnh: Inquirer Global Nation
Tàu tuần duyên USS Coronado LCS-4 Hải quân Mỹ. Ảnh: Inquirer Global Nation

Báo cáo của Cơ quan hàng hải quốc tế cho biết vùng biển giữa miền nam Philippines và Malaysia do các sự kiện bắt cóc tăng mạnh, mức độ nguy hiểm đã tăng lớn.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 10 tổ chức ở Lào, ba nước Malaysia, Indonesia và Philippines đã đạt được thỏa thuận, cam kết sẽ thông qua các biện pháp như tuần tra chung trên biển và trên không để cùng chống lại cướp biển.

Malaysia cảnh báo cho biết vùng biển Sulu không nên trở thành Somalia mới. Nhưng, vấn đề là những nước này hiện đều không có lực lượng trên biển mạnh để ứng phó có hiệu quả.

Trong các nước ASEAN, nước có khả năng tấn công cướp biển yếu nhất là Philippines. Nhưng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte luôn mong muốn giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines, về khách quan, điều này có thể làm cho tình hình an ninh khu vực căng thẳng hơn, thậm chí mất kiểm soát.

Hiện nay, lực lượng vũ trang trên biển Mỹ và Philippines áp dụng hình thức tuần tra chung, tiến hành tấn công đối với các hành vi cướp biển của lực lượng vũ trang chống chính phủ Abu Sayyaf, chắc chắn cho thấy thái độ của ông Rodrigo Duterte có sự thay đổi, ít nhất được cải thiện so với quan hệ cứng nhắc cuối nhiệm kỳ của ông Barack Obama.

Mặc dù Tổng thống Mỹ và Philippines đương nhiệm chưa gặp gỡ trực tiếp, nhưng hai bên tương đối gần gũi nhau về quan điểm cầm quyền, phong cách hành động và đặc điểm tính cách, vì vậy việc cải thiện quan hệ song phương chỉ là vấn đề thời gian.

Xuất phát từ điểm này, Hải quân Mỹ - Philippines tiến hành tuần tra chung tấn công cướp biển lần này là điều không có gì lạ.

Trước khi tàu chiến Mỹ và Philippines tiến hành tuần tra chung, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã triển khai huấn luyện liên hợp tấn công cướp biển ở vùng biển Davao, thành phố lớn nhất đảo Mindanao.

Khi đó, hoạt động huấn luyện này giả thuyết một chiếc tàu bị cướp biển tấn công khi đang chạy ở vùng biển quốc tế. Tàu tuần tra đã tiến hành cảnh cáo, sau đó các binh sĩ đáp xuồng cao su cao tốc áp sát, đổ bộ lên tàu có cướp biển và kiểm soát chúng.

Sau đó, máy bay trực thăng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng đã tham gia huấn luyện. Tháng 4/2017, quan chức phụ trách đối ngoại mới lập ra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng lần đầu tiên được cử ra nước ngoài, phụ trách chỉ đạo kỹ thuật thao tác và theo dõi của xuồng cao su.

Ngày 1/7/2017, Hải quân Mỹ và Philippines tiến hành tuần tra chung trên biển Sulu. Tham gia có tàu tuần duyên USS Coronado LCS-4 Mỹ và tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz Philippines. Ảnh: Philstar
Ngày 1/7/2017, Hải quân Mỹ và Philippines tiến hành tuần tra chung trên biển Sulu. Tham gia có tàu tuần duyên USS Coronado LCS-4 Mỹ và tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz Philippines. Ảnh: Philstar

Như vậy, hoạt động tấn công cướp biển của Philippines ở vùng biển miền nam đã tiến hành cơ bản có 3 phần: Một là dựa vào hợp tác với Indonesia và Malaysia để tiến hành tấn công. Hai là nhận đào tạo nghiệp vụ và huấn luyện thực tế trên biển của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Ba là tàu chiến Mỹ - Philippines tiến hành tuần tra chung trên biển, tiến hành ngăn chặn hoặc loại bỏ các hành vi phạm tội như cướp bóc, bắt cóc của cướp biển.

Hợp tác Trung Quốc - Philippines

Điều đáng chú ý là đầu năm 2017, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã công khai kêu gọi dựa vào lực lượng quân sự nước ngoài đến vùng biển miền nam Philippines để tấn công cướp biển, mục tiêu quan trọng hàng đầu là chân thành hy vọng Hải quân Trung Quốc điều động lực lượng quân sự để đảm bảo an toàn vận chuyển trên biển ở vùng biển miền nam Philippines. Nguyên nhân là từ cuối năm 2008 Hải quân Trung Quốc đã thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden.

Ông Rodrigo Duterte đầu tiên chọn lực lượng vũ trang trên biển Trung Quốc giúp tấn công cướp biển ở vùng biển miền nam chủ yếu là xuất phát từ quan điểm cầm quyền “giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển” và áp dụng thái độ “thân thiện” với Trung Quốc.

Mặc dù lần này là hoạt động tuần tra chung trên biển ở vùng biển nguy hiểm Sulu giữa Mỹ - Philippines, nhưng ông Rodrigo Duterte công khai tuyên bố Mỹ và Philippines không tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông "để tránh làm cho Trung Quốc hiểu nhầm không cần thiết, phá hoại quan hệ Trung Quốc - Philippines không dễ có được và cục diện tốt đẹp an ninh, ổn định khu vực Biển Đông".

Ngày 1/5/2017, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên thăm tàu chiến hải quân Trung Quốc. Ảnh: AP/Philippine Star
Ngày 1/5/2017, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên thăm tàu chiến hải quân Trung Quốc. Ảnh: AP/Philippine Star

Lực lượng vũ trang trên biển của Trung Quốc phải chăng có thể cũng sẽ tham gia hàng ngũ tấn công cướp biển, bảo đảm an ninh vận tải trên biển ở vùng biển miền nam Philippines, điều này vẫn khó có thể phán đoán.

Tuy nhiên, từ góc độ thúc đẩy lưu thông thương mại, một trong "ngũ thông" của "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21" cùng với Điều 6 của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) quy định triển khai hợp tác tấn công cướp biển, khả năng tuần tra chung trên biển giữa lực lượng vũ trang Trung Quốc và Philippines vẫn tồn tại.