Cuộc chiến tranh giành vaccine trên toàn cầu, các nước nghèo trông chờ được ban ơn?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các nước phát triển bắt đầu khởi động việc tiêm vaccine phòng COVID-19. Điều này cũng có nghĩa là cuộc chiến tranh giành vaccine đã bắt đầu...
Từ ngày 27/12, vaccine COVID-19 bắt đầu được tiêm rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới (Ảnh: Sohu).
Từ ngày 27/12, vaccine COVID-19 bắt đầu được tiêm rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới (Ảnh: Sohu).

Châu Âu đã dẫn đầu mở màn cuộc chiến về vaccine. Vào ngày 27/12, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức khởi động kế hoạch tiêm chủng quy mô lớn ở tất cả 27 quốc gia thành viên và đặt ra mục tiêu hùng vĩ: mọi người trưởng thành ở châu Âu sẽ được tiêm chủng vào cuối năm 2021.

Món quà từ thiện của các nước giàu cho các nước nghèo?

Ngày nay, vaccine COVID-19 là vật tư chiến lược cực kỳ quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Sau khi đầu tư nhiều nhân lực và tài chính để phát triển vaccine, các quốc gia tham gia vào cuộc chiến về vaccine, đều mong muốn người dân nước mình được sử dụng nó trước.

Vấn đề là họ những nước không có công nghệ phát triển và không có tiền mua vaccine phải làm gì? Chả lẽ chờ các nước phát triển tiêm phòng xong rồi mới xin họ ra tay “từ thiện”?

Ngày 21/12, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu đã phê duyệt vaccine COVID-19 do Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức cùng phát triển. Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III một tháng trước cho thấy hiệu quả của loại vắc xin này cao tới trên 90%.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 26/12 thông báo tất cả 27 quốc gia thành viên của EU đều đã được phân phối vaccine và sẽ bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng cho các nhóm nguy cơ cao từ ngày 27/12.

Ngày 26/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu tuyên bố tống nhất tiêm vaccine COVID-19 trên tất cả 27 quốc gia thành viên vào ngày 27 (Ảnh: Sohu).

Ngày 26/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu tuyên bố tống nhất tiêm vaccine COVID-19 trên tất cả 27 quốc gia thành viên vào ngày 27 (Ảnh: Sohu).

Trong bài phát biểu trực tuyến, bà mô tả đây là một khoảnh khắc đoàn kết khiến người ta xúc động. Vaccine sẽ giúp cuộc sống của người dân dần trở lại bình thường và EU sẽ mở ra một chương mới trong năm khó khăn chống chọi với đại dịch.

Đối với EU, nơi có hơn 20 triệu người đã bị nhiễm bệnh, đây thực sự là một tin tốt đẹp đáng hoan nghênh. Máy bay chở vaccine của Italy đã bay vẽ ra hình ống tiêm trên bầu trời để ăn mừng.

Đối với giới quan chức EU, 27 quốc gia thành viên, việc tiêm chủng vào ngày 27 là một thông điệp này được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, sau khi nhận đợt vaccine đầu tiên vào ngày 26/12, Hungary và Slovakia tỏ ra sốt ruột và đã tiêm ngay trong ngày cho một số nhân viên y tế.

Ngay sau khi bà Chủ tịch nói về “đoàn kết nhất trí” xong, hai quốc gia Đông Âu đã “chạy trước”, như cú tát vào mặt bà. Nhưng nhìn chung, việc mua sắm và phân phối vaccine thống nhất của EU lần này phản ánh trách nhiệm của toàn thể EU; nguyên tắc phân phối theo tỷ lệ dân số và các quốc gia tự ưu tiên tiêm chủng cho các đối tượng cũng được coi là khá công bằng và minh bạch.

Tuy nhiên, phản ứng của EU chậm hơn ít nhất nửa tháng so với phản ứng của Vương quốc Anh, quốc gia sẽ "ra đi" vào năm tới. Chính phủ Anh đã thông qua ủy quyền khẩn cấp vào đầu tháng 12, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine Pfizer/BioNTech. Mỹ và Canada đã theo sát, bật đèn xanh cho vaccine Pfizer/BioNTech và vaccine Moderna.

Nga cũng đang triển khai kế hoạch tiêm chủng quy mô lớn trong thời gian tới, chính Tổng thống Putin đã ủng hộ việc Nga tự chủ phát triển phát triển vaccine “Sputnick V”.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố tiêm chủng đại trà vaccine Sputnik-5 (Ảnh: Sohu).

Tổng thống Nga Putin tuyên bố tiêm chủng đại trà vaccine Sputnik-5 (Ảnh: Sohu).

Bắt đầu cuộc chiến khốc liệt về vaccine

Trong cuộc chiến giành vaccine này, vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna, có hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III là hơn 90%, được săn đón mạnh.

Vaccine Pfizer/BioNTech dự kiến ​​sẽ sản xuất 50 triệu liều vào cuối năm nay Công ty dược phẩm mới nổi Moderna có năng lực sản xuất vaccine thấp hơn và chỉ có thể cung cấp vài triệu liều vào cuối năm nay.

Không có gì lạ khi các nước Âu Mỹ đang đua nhau thông qua để đổ xô tranh mua vaccine càng nhiều càng tốt trong điều kiện năng lực sản xuất bị hạn chế. Sau khi lô vaccine đầu tiên được đưa vào sử dụng, chính phủ các nước trên thế giới đã vẽ ra một chiếc bánh tuyệt vời, yêu cầu tất cả người dân phải được tiêm vaccine này vào giữa năm hoặc chậm nhất là vào cuối năm sau.

Một cuộc chiến giành giật vaccine điên cuồng hơn đã bắt đầu. Theo thống kê của Đại học Duke, Mỹ, tính đến giữa tháng 12/2020, số lượng đơn đặt hàng trước vaccine được xác nhận trên toàn thế giới đã lên tới 7,25 tỉ liều, đủ cho mỗi người trên toàn thế giới được tiêm một mũi. Chỉ dựa vào năng lực sản xuất của một hoặc hai loại vaccine là hoàn toàn không đủ.

Theo tốc độ sản xuất hiện tại, vaccine Pfizer/BioNTech dự kiến ​​sẽ đạt 1,3 tỉ liều vào năm tới và năng lực sản xuất vắc xin Moderna sẽ vào khoảng mấy chục triệu đến 1 tỉ liều, tùy thuộc vào mức độ được giúp đỡ (xét cho cùng, công ty dược phẩm mới nổi này chưa từng nhận được một đơn đặt hàng lớn đến như vậy).

Nói cách khác, trong số hơn 7 tỉ liều vaccine được đặt hàng trước trên toàn cầu, ít nhất hàng tỉ liều chưa được biết liệu chúng có thể được sản xuất thành công hay không.

Ví dụ, hai đại gia dược phẩm Sanofi và GlaxoSmithKline đã bắt tay cùng nhau phát triển một loại vaccine nhưng quá trình phát triển liên tục bị trục trặc, tin mới nhất là thành phẩm dự kiến ​​ vào quý IV năm 2021 mới có mặt trên thị trường.

Một loại vaccine khác do Đại học Oxford và công ty dược Thụy Điển AstraZeneca phát triển dự kiến ​​sẽ được chính phủ Anh phê duyệt trong thời gian tới, và kế hoạch tiêm chủng đại trà sẽ được khởi động vào đầu năm sau. Nước Anh, lo sợ trước loại virus đột biến, một lần nữa lại đi trước.

Bảng so sánh giá một số loại vaccine chủ yếu cho thấy vaccine Trung Quốc giá đắt nhất (Ảnh: Dwnews).

Bảng so sánh giá một số loại vaccine chủ yếu cho thấy vaccine Trung Quốc giá đắt nhất (Ảnh: Dwnews).

Cuộc cạnh tranh quyết liệt về giá

Trong số một số loại vắc xin đã công bố giá, vaccine của Oxford/AstraZeneca giá thấp nhất 4 USD một liều và vaccine Moderna cao nhất, có giá 33 USD cho mỗi mũi tiêm (giá vaccine Sinopharm Trung Quốc chưa công bố nhưng dự kiến đắt nhất). Theo trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 30/12 thì giá thứ tự các loại vaccine từ thấp lên cao sẽ là: AstraZeneca, Sputnick V (Nga), Sanofi&GSK, Johnson&Johnson, CureVac, Pfizer/BioNTech, NovaVax, Sinovax, Sinopharm.

Vào ngày 23/12, chính phủ Mỹ đã mua thêm 100 triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech. Có thông tin cho rằng Mỹ sẽ trả 1,95 tỉ USD cho 100 triệu liều vaccine bổ sung, sau khi tính toán, giá vaccine Pfizer là 19,5 USD/ liều.

Trước đó, cơ quan giám sát toàn diện và thu mua dược phẩm tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã ban hành "Thông báo kết quả mua sắm vaccine SARS-CoV-2", cho biết: Công ty TNHH Công nghệ sinh học Kexing Zhongwei Bắc Kinh và Công ty TNHH Nghiên cứu các sản phẩm sinh học đã trúng thầu và giá trúng thầu là 200 NDT (1 NDT khoảng 0,15 USD) mỗi mũi. Trong một thí điểm khác ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, giá của vaccine Sinovax là 200 NDT cho mỗi lọ (mũi) và hai mũi/liều tổng cộng là 400 NDT (tức 1,4 triệu VND).

Một loại vaccinekhác ở Trung Quốc do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển, được cho là có giá 600 NDT/liều (2,1 triệu VND), tức giá tiêm một mũi là 300 tệ (1,05 triệu VND).

Cả thế giới chỉ có thể đạt được miễn dịch cộng đồng khi tất cả mọi người đều được tiêm vaccine (Ảnh: WHO)

Cả thế giới chỉ có thể đạt được miễn dịch cộng đồng khi tất cả mọi người đều được tiêm vaccine (Ảnh: WHO)

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng vaccine sẽ được cung cấp cho thế giới như một sản phẩm công cộng. Nếu chúng được cung cấp cho thế giới với giá này, giá của vaccine Trung Quốc không có lợi thế cạnh tranh. Nếu giá nội địa của Trung Quốc khác với giá cung cấp cho các nước khác, đặc biệt là giá trong nước lại cao hơn giá bán cho nước ngoài, rất có thể sẽ gây ra sự bất mãn ở trong nước. Điều gì sẽ xảy ra với giá vaccine của Trung Quốc? Điểm này cần được làm rõ.

Lượng mua hàng trăm triệu liều đồng nghĩa với việc số tiền chi phí rất lớn. Đối với các nước phát triển không thiếu tiền, khoản chi này chỉ là một cơn mưa phùn, nhưng đối với các nước nghèo vốn đã tồi tệ hơn bởi dịch bệnh, họ không thể có đủ tiền để mua vaccine.

Gạt tất cả các yếu tố khác sang một bên, chỉ riêng nguồn lực tài chính, các nước giàu đã vượt xa các nước nghèo. Tính đến thời điểm hiện tại, EU đã đặt hàng trước hơn 1,5 tỉ liều vaccine, trong khi dân số EU là 446 triệu (không bao gồm Vương quốc Anh), đủ để mỗi người tiêm 3 mũi; Canada thậm chí còn bạo tay hơn, với dân số chỉ hơn 38 triệu người nhưng đã đặt mua trước 400 triệu liều vaccine, đủ cho tất cả người dân Canada được tiêm 10 mũi/người.

Đối với các nước nghèo, sự không xác định lớn hơn có thể đến từ sự cản trở chính trị. Vaccine hiện là nguồn lực chiến lược không thể thiếu đối với tất cả các quốc gia, và các nhà sản xuất vaccine lớn đều ở các nước phát triển ngoại trừ Trung Quốc và Nga, vì vậy trước tiên họ phải đảm bảo nguồn cung cho các đồng minh của mình.

Ông Trump đã đặc biệt ký một sắc lệnh hành pháp cho việc này, yêu cầu các công ty dược phẩm ưu tiên vaccine cho công dân Mỹ, sau đó còn dư mới sử dụng cho các nước khác. Điều này có nghĩa là các nước nghèo chỉ có thể đợi các nước giàu tiêm hết vaccine rồi mới đến lượt mình sử dụng số còn dư.

So sánh một số loại vaccine phổ biến hiện nay (Ảnh: BBC)

So sánh một số loại vaccine phổ biến hiện nay (Ảnh: BBC)

Có tổ chức dự đoán rằng các nước giàu và các nước có thu nhập trung bình dự kiến ​​sẽ hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm nguy cơ cao vào mùa xuân tới và về cơ bản hoàn thành việc tiêm chủng phổ cập trước cuối năm tới, nhưng quá trình này ở các nước nghèo có thể bị chậm lại gần một năm.

Rất có khả năng xảy ra điều này sau đó: Các quốc gia và khu vực đã đạt được miễn dịch quần thể (hay cộng đồng) thông qua tiêm chủng, áp đặt lệnh phong tỏa đối với những quốc gia chưa được tiêm phòng, và toàn cầu được chia thành hai thế giới “đã tiêm phòng” và “chưa được tiêm phòng.

Nghe có vẻ ảo diệu, nhưng không phải là không thể. Sau sự bùng phát lây nhiễm virus đột biến ở Vương quốc Anh, các quốc gia trên thế giới đã vội né tránh Vương quốc Anh và liên tiếp đình chỉ các chuyến bay chính là một minh chứng.

Kế hoạch COVAX của WHO liệu có khả thi?

"Không có ai là một hòn đảo cô độc", câu này hoàn toàn thích hợp cho thế giới đang bị dịch ngày nay. Cuộc chiến toàn cầu chống lại dịch bệnh là một ván cờ Chỉ khi tất cả mọi người trên thế giới đều được tiêm vaccine thì khả năng miễn dịch quần thể thực sự mới đạt được. Theo lời của Chủ tịch Quỹ Gates, bà Melinda Gates, nếu các nước phát triển độc quyền vaccine, gạt các nước nghèo ra lề, “đây sẽ là bi kịch cho toàn thế giới, không chỉ cho các nước thu nhập thấp”.

Vào tháng 6 năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã đi đầu trong việc thiết lập "Kế hoạch triển khai vaccine Covid-19" (COVAX) nhằm giúp đỡ các nước nghèo. Hơn 100 quốc gia và khu vực đã tham gia kế hoạch.

Ý định ban đầu của COVAX là nói một cách đơn giản, "ai có tiền bỏ tiền, ai có vaccine góp vaccine". COVAX đã đặt hàng trước khoảng 800 triệu liều vaccine, một khoảng cách không nhỏ so với mục tiêu cung cấp 2 tỉ liều vào cuối năm 2021.

Phần lớn những người chống vaccine vì lo ngại không an toàn và tác dụng phụ (Ảnh: Sohu)

Phần lớn những người chống vaccine vì lo ngại không an toàn và tác dụng phụ (Ảnh: Sohu)

Một số quan chức ở Liên minh châu Âu và Canada gần đây cũng tuyên bố khuyến khích các nước phát triển tặng vaccine dư thừa cho các nước và nền kinh tế khác.

Nhưng trong những trường hợp nào mới được coi là “dư thừa” và vaccine sẽ được phân bổ như thế nào thì những chi tiết này vẫn chưa được biết.

Một rủi ro khác nằm ở chính vaccine. Sau khi phát triển “Đại nhảy vọt” (quá trình phát triển vaccine nói chung phải mất hơn mười năm), liệu độ an toàn có được đảm bảo?

Sau khi EU bắt đầu tiêm chủng thống nhất; tại Bavaria, Đức, có tin nhân viên y tế địa phương nhận thấy nhiệt độ giữ lạnh vaccine có thể không đáp ứng yêu cầu, dẫn đến ít nhất 8 thành phố địa phương phải hoãn việc tiêm chủng.

So với vaccine do các công ty khác phát triển, vaccine Pfizer/BioNTech phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 80 độ C, điều này đặt ra thách thức đối với việc vận chuyển và phân phối. Điều này cũng khiến những người cảnh giác với vaccine có thái độ chống vaccine mạnh hơn.

Một cuộc khảo sát cho thấy lý do chính khiến những người được hỏi không muốn tiêm vaccine là họ lo lắng về tính an toàn và tác dụng phụ của vaccine. Nhưng bất kể như thế nào, trước khi việc tiêm vaccine đạt được miễn dịch quần thể một cách thụ động, mọi người quyết không được chủ quan.

(Theo Dwnews, Sohu)