
Hàng trăm nhân viên tại một trong những startup AI “nóng” nhất Thung lũng Silicon tụ tập tại văn phòng vào ngày 11/7 với kỳ vọng sẽ đón nhận thông báo ăn mừng. Suốt nhiều tháng, OpenAI đã đàm phán mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD, và giờ đây dường như nhân viên sẽ được nghe thông báo chính thức rằng thỏa thuận sắp được diễn ra. Đội marketing của Windsurf thậm chí còn bắt đầu quay video buổi họp toàn thể để dùng làm tư liệu quảng bá.
Nhưng thay vào đó, họ nghe được tin CEO Varun Mohan đã rời công ty để gia nhập Google, mang theo một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu và kỹ sư AI. Nghe tin này, một số nhân viên đã bật khóc.
Cho đến sáng 14/7, một buổi “liên hoàn bất ngờ” mới lại diễn ra khiến những nhân viên kia phải trở lại cùng một căn phòng để nghe thông báo thứ hai: phần còn lại của công ty họ sẽ bị mua lại bởi một startup AI đối thủ.
Đây chỉ là một cuối tuần bình thường ở Thung lũng Silicon.
Cuộc chiến giữa một số công ty giàu nhất hành tinh nhằm giành nhân tài AI đang diễn ra với cường độ chưa từng thấy: hàng loạt chiến dịch thu hút nhân tài, các thỏa thuận bí mật, và sự phản bội. Các nhà nghiên cứu AI có đầu óc sáng tạo hiện được trả lương trị giá ngang ngửa các cầu thủ Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ hay ngôi sao Hollywood.
Các CEO quyền lực nhất đang đưa ra các gói trả công trị giá hơn 300 triệu USD cho những nhân tài được săn đón nhất, và ngay cả khoản tiền đó cũng không phải lúc nào cũng đủ để thuyết phục họ gia nhập.
Mọi diễn biến sôi động trong cuộc chiến ác liệt này thu hút sự chú ý của nhiều người, với tâm điểm là Meta – công ty đang thực hiện một trong những chiến dịch tuyển dụng ồ ạt gây chấn động nhất từ trước đến nay.

Dưới sự dẫn dắt của Mark Zuckerberg, cá nhân ông trực tiếp chiêu mộ nhân tài AI, săn đầu người từ các startup tiềm năng, khiến nhà đầu tư và nhân viên của những hãng đó ngỡ ngàng. Ông còn tung ra các "đề xuất nổ chậm" thời hạn chỉ còn vài ngày, khiến các đối thủ khó đưa ra đề nghị đối trọng kịp thời.
Chiến lược này khiến giới công nghệ đặt dấu hỏi: liệu khái niệm hợp đồng xã hội mang tính sứ mệnh mà một thời gắn kết các nhà sáng lập và nhân viên có đang bị “tháo tung”? Một số lãnh đạo lo ngại nguyên tắc bất di bất dịch của Thung lũng Silicon – “hãy là người mang sứ mệnh chứ không phải lính đánh thuê” – đang đứng trước thử thách nghiêm trọng.
“Lính đánh thuê” hay “người mang sứ mệnh”
CEO OpenAI Sam Altman đã sử dụng những cụm từ như vậy để mô tả cuộc đua này trong một tin nhắn Slack gửi tới các nhà nghiên cứu vào cuối tháng 6, khi Zuckerberg nhắm đến việc chiêu dụ người từ OpenAI.
“Tôi tự hào về bản chất có sứ mệnh của ngành chúng ta”, Altman viết trong tin nhắn mà tờ Wall Street Journal tiếp cận được. “Dĩ nhiên luôn có một vài kẻ lính đánh thuê. Những người có sứ mệnh sẽ đánh bại lính đánh thuê”.
Ý kiến này cũng nhận được sự ủng hộ của John Doerr, một nhân vật khổng lồ trong mạo hiểm đầu tư vốn (VC). Ông hiện là chủ tịch của công ty Kleiner Perkins, từng có mặt trong ban giám đốc của Windsurf. Hàng thập niên qua, ông Doerr đã truyền đạt đến thế hệ doanh nhân đến Silicon Valley niềm tin vào tư tưởng người mang sứ mệnh. Theo ông, trong văn hóa “lính đánh thuê”, mục tiêu trung tâm là khao khát kiếm tiền, còn ở các công ty mang sứ mệnh thì còn có “khao khát tạo ra ý nghĩa”.
Meta bác bỏ mô tả rằng các nhân viên mới của họ chỉ vì tiền. Zuckerberg nói sức hấp dẫn của công ty không nằm ở gói lương, mà ở khả năng tiếp cận tài nguyên tính toán khổng lồ mà các nhà nghiên cứu cần để tạo ra đột phá.
“Meta Superintelligence Labs sẽ sở hữu mức độ compute hàng đầu ngành và là tài nguyên lớn nhất tính theo nhóm nghiên cứu”, Zuckerberg đăng trên Threads tuần trước.
Nhưng thị trường nhân tài đã bị đảo ngược hoàn toàn bởi việc Zuckerberg sẵn sàng chi khoản tiền khổng lồ để chiêu mộ các nhà nghiên cứu AI – quyết định được truyền cảm hứng từ một cuộc trò chuyện với một nhân vật có tầm ảnh hưởng ở OpenAI.
Đầu năm nay, Zuckerberg đã tiếp cận Mark Chen, Giám đốc nghiên cứu của OpenAI, để thảo luận thân mật, đồng thời hỏi ý kiến ông về cách tổ chức bộ máy generative-AI (AI tạo sinh) của Meta.
Qua câu chuyện đó, Mark Chen gợi ý rằng Meta nên đầu tư thêm vào nhân tài thay vì chỉ dồn tiền vào phần cứng. Zuckerberg hỏi Chen nếu chuyển qua Meta thì cần gì – “vài trăm triệu USD hay cả tỷ USD?” – nhưng Chen từ chối, nói rằng ông hài lòng ở OpenAI. Cuộc nói chuyện đó gieo mầm cho chiến dịch săn lùng nhân tài của Zuckerberg.

Quyết tâm săn tìm nhân tài AI
Zuckerberg bắt đầu lập danh sách các nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới. Ông gửi email, tin nhắn, WhatsApp và hẹn họ gặp ở nhà riêng ở Lake Tahoe hoặc căn hộ ở Palo Alto. Ông kết thúc bằng việc tuyển dụng Alexandr Wang, người dẫn dắt startup Scale AI – một tay chơi nổi bật trong làng startup với khối tài sản tỷ đô.
Meta đã mua 14 tỷ USD cổ phần của Scale AI để có Wang về dẫn dắt phòng thí nghiệm mới. Wang là hình tượng lý tưởng cho các nhà sáng lập trẻ – bỏ học MIT từ năm nhất để xây dựng Scale và trở thành tỷ phú tự thân ở tuổi đôi mươi. Scale phát triển nhanh trong cơn sốt AI với mô hình dùng hợp đồng toàn cầu để gắn nhãn dữ liệu cho các công ty công nghệ.
Giữa tháng 6, Wang thông báo từ chức trong buổi họp nhân viên tại trụ sở Scale ở San Francisco, được đội ngũ cổ vũ bằng tiếng hoan hô. “Anh ta đi từ cầu thang xuống với nước mắt lưng tròng”, một nhân viên kể lại.
Meta không chỉ chiêu mộ từ OpenAI mà còn từ Anthropic, DeepMind và Apple. Họ đưa ra các gói đãi ngộ khủng như 300 triệu USD trong 4 năm, 100 triệu năm đầu, nhưng vẫn không mời được một nhà khoa học trưởng cho phòng lab AI mới.
Zuckerberg đích thân mời hơn 10 nhà nghiên cứu từ OpenAI, trong đó có cả Mark Chen – người sau đó phải gửi tin nhắn trấn an đội ngũ rằng công ty đang điều chỉnh đãi ngộ và tìm cách giữ chân người tài.
“Tôi thấy như ai đó đã đột nhập vào nhà mình và lấy đi một phần quan trọng. Xin hãy tin rằng chúng tôi không ngồi yên chịu trận”, Chen mô tả tình cảnh hiện nay.

Những thương vụ đảo chiều và cú sốc Windsurf
Meta còn chiêu mộ hai tên tuổi đình đám là Nat Friedman và Daniel Gross, vốn là đồng sáng lập quỹ đầu tư NFDG. Gross từng sáng lập công ty Safe Superintelligence (SSI) cùng Ilya Sutskever, cựu giám đốc khoa học của OpenAI.
Sau khi Gross rời SSI để gia nhập Meta, Sutskever vô cùng bất ngờ và công khai tuyên bố "SSI không bán, dù giá bao nhiêu". Để lôi kéo Gross và Friedman, Meta không chỉ phải trả hậu hĩnh mà còn giúp giải thể quỹ NFDG bằng cách mua lại tới 49% cổ phần của nhà đầu tư trong quỹ.
Windsurf từng được OpenAI định giá mua 3 tỷ USD, nhưng thỏa thuận đổ vỡ do Microsoft phản đối. CEO Varun Mohan sau đó chốt thương vụ 2,4 tỷ USD với Google, mang theo một số kỹ sư cốt lõi. Phần còn lại của Windsurf được mua lại bởi Cognition, một startup AI nổi tiếng với công cụ lập trình Devin, do Scott Wu sáng lập.
Jeff Wang, CEO mới của Windsurf, thông báo vào sáng đầu tuần trước rằng tất cả nhân viên còn lại sẽ được trả cổ phần đầy đủ.

Elon Musk ra mắt Baby Grok: Ứng dụng AI cho trẻ em giữa bão chỉ trích

Mức lương 200 triệu USD: Các “ông lớn” AI Mỹ vung tiền săn lùng chuyên gia người Hoa
