Cùng một lộ trình, vì sao ta luôn cảm giác đường về ngắn hơn?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Khi Alan Bean trở về trái đất sau chuyến bay đến Mặt trăng, ông nghĩ rằng chuyến đi trở về mặt đất đã ngắn hơn. Bạn chắc hẳn cũng cảm thấy điều tương tự trong cuộc sống hằng ngày. Khoa học đã có câu trả lời cho hiện tượng kì lạ này.  
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside


"Hiệu ứng hành trình về" (return trip effect) chính là hiện tượng được các nhà nghiên cứu đặt ra khi nói đến cảm giác đi về luôn nhanh hơn so với chiều ngược lại.

Ngay cả khi bạn di chuyển cùng thời gian bằng đường bộ, hàng không hay thậm chí đường biển thì cảm giác kỳ lạ này vẫn luôn hiện hữu. Vậy chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nhé.

Mọi thứ liên quan đến cách cơ thể chúng ta tính toán và trải nghiệm thời gian

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Hiện tượng này không liên quan đến việc tính toán thời gian đã trôi qua mà liên quan đến sự đánh giá, nhìn nhận của chúng ta đối với thời gian dựa trên cảm nhận. Trong chuyến đi, bạn sẽ không cảm thấy có gì khác biệt về cách thời gian trôi đi. Nhưng lúc về, cảm giác này thay đổi, khiến bạn cảm thấy quãng đường ngắn hơn bình thường.

Ngoài ra, khi chúng ta rời khỏi nhà sẽ luôn có một lịch trình rõ ràng, cụ thể mấy giờ đến. Điều này đã khiến chúng ta chú ý đến thời gian và kiểm tra đồng hồ liên tục, mang lại cảm giác thời gian trôi chậm hơn.

Chúng ta quá lạc quan về chuyến đi

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Khi chúng ta tham gia chuyến đi với tràn đầy sự hào hứng điều đó tạo cho ta cảm giác sẽ rất lâu để đến được đó. Vì vậy, khi chuẩn bị về nhà chúng ta cũng sẽ có suy nghĩ mất rất nhiều thời gian nhưng bây giờ hoàn cảnh đã khác ta không còn cảm thấy hứng thú như trước nữa. Cảm giác mong đợi khiến chúng ta luôn lầm tưởng rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn để đến đích.

Bạn có thể cảm thấy điều tương tự khi xem video

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 của ĐH Kyoto: Hiệu ứng hành trình về khiến não bộ chúng ta truy hồi lại quãng đường đã đi qua, từ đó tạo cảm giác rằng thời gian trở về nhanh hơn.

Trong nghiên cứu họ đã phát 2 đoạn video về cùng một lộ trình nhưng lại ngược đường nhau. Cả hai đều dài 7 phút và những người tham gia thử nghiệm được xem cả 2 video liệu họ có thể cảm nhận được hiệu ứng "Hiệu ứng hành trình về" hay không?

Kết quả, những người xem bộ phim khứ hồi cho biết họ nhận thấy chuyến đi lượt về nhanh hơn. Thú vị hơn, trong suốt quá trình xem phim thì họ không nhận thấy thời gian trôi qua nhanh hơn. Nhưng đến cuối cùng, khi được hỏi thì "hiệu ứng hành trình về" mới xuất hiện. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi biết được rằng chúng ta đang đi trở về thì cảm giác thời gian có vẻ ngắn đi.

Theo Brightside