Hiến pháp mới cũng khuyến khích đầu tư nước ngoài, cũng cố hệ thống pháp luật bao gồm cả việc công nhận nguyên tắc suy đoán vô tội.
Dự thảo hiến pháp mới sẽ cải tổ mạnh mẽ chính phủ. Hiến pháp này sẽ tạo ra vị trí thủ tướng, chia sẻ quyền lực với chủ tịch và những chức tỉnh trưởng cho các tỉnh trên đất nước Cuba. Dự thảo hiến pháp thay thế hiến pháp từ năm 1976 thời Liên Xô trước khi được đưa ra công chúng sẽ trải qua nhiều cuộc họp trên đất nước Cuba sau đó sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý trên cả nước, một quá trình phải mất nhiều tháng.
Miguel Díaz-Canel Bermúdez (phải) là người thay thế ông Rául Castro (trái) vào hồi tháng 4 vừa qua.
|
Chủ tịch Miguel Díaz-Canel Bermúdez người thay thế ông Rául Castro vào tháng 4 vừa qua, đã nói rằng quá trình thông qua sẽ thống nhất người dân Cuba và nhấn mạnh "sự dân chủ chân thực" của đất nước.
Theo Granma - một tờ báo của nhà nước Cuba thì ông Miguel Díaz-Canel Bermúdez đã nói: "Việc cho phép người dân tham gia trực tiếp vào quá trình cải tổ hiến pháp sẽ dành được lợi ích về mặt chính trị và đồng thời phản ánh một cuộc cách mạng được dựa trên nền tảng dân chủ thực chất nhất".
Sự tái cơ cấu kinh tế nằm trong hiến chương sẽ cung cấp sự công nhận ở mức độ hiến pháp với việc thay đổi thị trường đang được thực hiện bao gồm cả những xí nghiệp tư nhân đã xuất hiện.
Trong hai nhiệm kỳ chủ tịch của mình, ông Rául Castro đã có những bước nới lỏng sự quản lý về kinh tế của đất nước mở cửa với kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Giáo sư về xã hội học và châu Mỹ Latin tại đại học Baruch, New York Ted Henken nói: "Về cơ bản, họ đã thay đổi rất nhiều trong hai năm qua và rất nhiều điều xảy ra về mặt kỹ thuật là vi hiến".
Hiến pháp mới thay thế bản hiến pháp 42 năm vẫn giữ mục tiêu xây dựng một "chủ nghĩa xã hội" và củng cố hệ thống đơn đảng với Đảng Cộng sản là lực lượng dìu dắt xã hội.
Thực tế, lãnh đạo Cuba nhấn mạnh những thay đổi được đưa ra không phải là việc áp dụng hệ thống tư bản. Granma tuyên bố: "Chủ nghĩa xã hội là không thể thay thế và Cuba không bao giờ quay lại với chủ nghĩa tư bản".
Chủ tịch Quốc hội Cuba, Esteban Lazo Hernández nói rằng không có chuyện xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản và tầm nhìn của các lãnh đạo chính trị thì Cuba là "một đất nước xã hội chủ nghĩa, độc lập, thịnh vượng và vững bền".
Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández.
|
Cựu giám đốc của Viện nghiên cứu Cuba tại đại học Miami Andy S. Gomez gọi bản dự thảo hiến pháp là một bước phát triển "rất lớn": "Đây là lần đầu tiên họ cố gắng có những mệnh lệnh để thay đổi cách chính phủ làm việc".
Ông Gomez nói rằng cuộc bỏ phiếu ngày 22.7 được thực hiện sau nhiều cuộc thảo luận hợp pháp trong quốc hội và có lẽ là lần đầu với chiến thắng nghiêng về các nhà lập pháp. Ông cũng nói thêm rằng tuy Cuba với bản hiến pháp đề xuất vẫn còn "xa dân chủ" thì sự cải tổ vẫn cho thấy rằng đã có "một chính phủ rất khác so với những gì chúng ta chứng kiến trong 60 năm".
Những thay đổi trong bản dự thảo hiến pháp mới vẫn chưa được công khai nhưng được Granma mô tả rằng sẽ đổi mới các điều luật để phù hợp với những thay đổi trong xã hội Cuba và châu Mỹ latin.
Theo Reuters, ông Homero Acosta thư ký hội đồng cố vấn Cuba đã nói rằng các nhà lập pháp vào ngày 21.7 đã đưa ra dự thảo coi đám cưới là sự hợp nhất giữa hai cá nhân mà không nhất thiết phải là giữa một người đàn ông và một người đàn bà".
Ông Homero Acosta thư ký hội đồng cố vấn Cuba.
|
Ông Acosta nói: "khả năng đám cưới giữa hai cá nhân là sự đẩy mạnh kế hoạch cơ bản của chúng tôi về bình đẳng và công bằng". Ông nói sự công nhận hôn nhân đồng tính sẽ cần phải có nhiều thay đổi về pháp luật. Ngay cả việc thay đổi hiến pháp và định nghĩa lại hôn nhân cũng sẽ gặp nhiều phản đối từ các tổ chức tôn giáo ở Cuba - những tổ chức đang vận động hành lang để chống lại điều này.
Theo truyền thông Cuba, cuộc bỏ phiếu ngày 22.7 đã được nhất trí một ngày sau khi các nhà lập pháp tại Havana thông qua nội các mới được chỉ định bởi ông Diaz-Canel. Hầu hết các bộ trưởng trong chính phủ của ông Castro vẫn sẽ tại vị.
Các nhà phân tích cũng nói rằng rất nhiều chi tiết trong dự thảo hiến pháp mới vẫn chưa được công khai, khiến nhiều người Cuba và các nhà quan sát mong muốn hiến pháp sẽ bao gồm những cải tổ có thể được ủng hộ rộng rãi ở Cuba. Trong đó bao gồm cả tự do hơn cho truyền thông bên ngoài và sự tự do hơn cho các tổ chức và việc bày tỏ chính kiến.
Một nhà sử học Cuba và là giáo sư tại CIDE một trường đại học tại thành phố Mexico, ông Rafael Rojas nói: "Nếu họ cho thực thi những quyền này thì đó là một bước tiến rất lớn. Nhưng chúng ta cần phải xem bản hiến pháp cuối cùng để biết được điều này".