Công ty Đức thử nghiệm loại UAV tấn công cất, hạ cánh thẳng đứng tại Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc

Chiến trường Ukraine đang trở thành nơi thử nghiệm các loại vũ khí thiết bị quân sự mới của các hãng thầu quốc phòng quốc tế. Sau các công ty Mỹ, Pháp, một công ty Đức cũng đã gia nhập.

UAV Virtus được Stark Defense thử nghiệm tại Ukraine. Ảnh: Topwar.
UAV Virtus được Stark Defense thử nghiệm tại Ukraine. Ảnh: Topwar.

Trong bối cảnh viện trợ quân sự từ phương Tây dành cho Ukraine đang dần sụt giảm, một bước tiến mới đang diễn ra dưới hình thức khác: thử nghiệm vũ khí trong thực chiến.

Mỹ – nhà cung cấp chính của quân đội Ukraine dưới thời Tổng thống Joe Biden – đã ba lần tạm dừng viện trợ vũ khí trong năm nay. Giờ đây, chính quyền Donald Trump được cho là đang nối lại tiến trình thỏa thuận hạt nhân, nhưng với yêu cầu mới: châu Âu phải trả tiền cho các loại vũ khí do Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Một số quốc gia EU, trong đó có Pháp và Italy – hai nền kinh tế lớn thứ hai và ba trong EU – đã từ chối đề xuất của Mỹ.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Friedrich Merz vẫn cam kết bằng lời sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội Ukraine. Trong bối cảnh xung đột vẫn tiếp diễn, một trong những biện pháp khắc phục thiếu hụt vũ khí và thiết bị quân sự là cho phép các công ty vũ khí phương Tây thử nghiệm công nghệ mới trên chiến trường Ukraine.

UAV Virtus.png
Cận cảnh UAV Virtus. Ảnh: Topwar.

Ukraine lập nền tảng hỗ trợ các công ty thử nghiệm sản phẩm

Để hiện thực hóa ý tưởng này, chính phủ Ukraine đã thành lập một nền tảng chuyên dụng về thử nghiệm vũ khí thiết bị quân sự mang tên Brave1.

Truyền thông Ukraine đưa tin, công ty quốc phòng Đức Stark Defense đã tiến hành thử nghiệm một loại UAV tấn công có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) có tên “Virtus” tại Ukraine.

Stark Defense là một startup quốc phòng tiên tiến của Đức thành lập năm 2024 và có văn phòng tại Berlin, Munich và Kiev, đã cho ra mắt UAV cảm tử Virtus vào đầu năm 2025. Mẫu UAV này hiện là sản phẩm hàng đầu của họ, thiết kế dựa trên kinh nghiệm thực chiến tại Ukraine và nhắm đến tiêu chuẩn sản xuất cao cấp cho NATO.

Tạp chí Military dẫn lời đại diện của công ty Stark Defense cho biết: các cuộc thử nghiệm UAV Virtus vừa được phép thực hiện thông qua nền tảng Brave1 của Ukraine. Trong thử nghiệm này, UAV đã sử dụng thiết bị chuyển tiếp tín hiệu trên không (aerial relay) để bay thử nghiệm ở khoảng cách 40 km, đây là chuyến bay xa nhất từ trước đến nay của mẫu UAV này.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi thử nghiệm ở cự ly xa như vậy. Dù Virtus vẫn là nguyên mẫu, nhưng nó đã ở giai đoạn phát triển cuối. Chúng tôi đang bay thường xuyên, thử nghiệm hệ thống dẫn đường tích cực. Hôm nay là cơ hội tuyệt vời. Cảm ơn Brave1 đã kết nối các bên, cung cấp cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho thử nghiệm”, đại diện của Stark Defense nói.

Virtus.png
Bên trong kho của Stark. Bên phải là trạng thái của Virtus khi cất hạ cánh.
Ảnh: Topwar.

Một sản phẩm thích ứng chiến tranh tương lai

Theo Stark Defense, Virtus đã hoàn thiện khoảng 96–98%, và sau các thử nghiệm, những nguyên mẫu đầu tiên đã được đưa ra tiền tuyến để kiểm tra thực chiến. UAV này có thể mang đầu đạn 5 kg, tầm hoạt động 100 km, tuy nhiên chuyến bay thử đầu tiên mới đạt mức 40 km.

Thông tin từ trang web của Stark Defense cho biết thêm các thông số của loại UAV Virtus: Tốc độ hành trình: 120 km/h, có thể đạt 250 km/h khi bổ nhào; Khả năng tác chiến: tiêu diệt cả mục tiêu tĩnh và di động; Thời lượng pin: lên tới 1 giờ; Dẫn đường thông minh bằng AI, có thể thích ứng với môi trường trong thời gian thực.

Các đặc điểm độc đáo nhất của Virtus là: Cất và hạ cánh thẳng đứng; AI tích hợp (Minerva) cho phép Virtus xác định, theo dõi và tác chiến mà không cần điều khiển trực tiếp từ người điều khiển; có khả năng hoạt động trong môi trường nhiễu điện tử hoặc thiếu tín hiệu liên tục; có cơ chế Return-and-Land: nếu không tìm thấy mục tiêu, UAV Virtus sẽ bay trở lại và hạ cánh để tái sử dụng.

Brave1 đánh giá, sau giai đoạn thử nghiệm ban đầu, nhà sản xuất đã bắt đầu tích hợp hệ thống để đáp ứng các yêu cầu thực tế. Những kết quả thu được cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với nhu cầu chiến trường.

Tuy nhiên, đại diện của Stark Defense vẫn tỏ ra thận trọng: ít nhất cần thêm hai lần thử nghiệm nữa mới có thể tính đến việc sản xuất hàng loạt. Hiện phía Ukraine chỉ cung cấp thuốc nổ cho mẫu UAV này, còn tất cả các linh kiện khác đều do một startup nhỏ của Đức sản xuất.

Giới quan sát quân sự cho rằng, Virtus là biểu tượng của xu hướng phát triển UAV cảm tử độc lập, tác chiến hiệu quả và dễ sản xuất đại trà theo tiêu chuẩn châu Âu—đáp ứng yêu cầu khắt khe từ môi trường chiến tranh điện tử, tầm tác chiến sâu xa và điều khiển từ xa phụ thuộc