Công ty chip Đài Loan có kế hoạch tăng giá khiến Apple không hài lòng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) dự kiến tăng giá chip nhằm bù đắp cho công nghệ 3nm và các khoản đầu tư mở rộng quy mô cho ngành bán dẫn. Chiến lược này khiến Apple không hài lòng.
Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC). Ảnh TechWire Asia
Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC). Ảnh TechWire Asia

Tháng 8/2022, có thông tin cho rằng Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), chịu trách nhiệm chính về nhu cầu chip tùy chỉnh cho tập đoàn công nghệ khổng lồ Apple Inc của Mỹ, tăng giá gần như tất cả các quy trình tiên tiến vào khoảng thời gian này trong năm.

Công ty sau đó đã thay đổi quan điểm và chính thức thông báo cho khách hàng, quyết định tăng giá sẽ được thực hiện năm 2023. Hiện tại, vẫn có những thông tin cho rằng, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới sẽ tăng giá chip vào năm 2023, từ 6 đến 9% tùy thuộc vào quá trình chế tạo.

Thông tin này diễn ra trong bối cảnh Apple, khách hàng lớn nhất của TSMC, dự kiến ​​sẽ sử dụng chip A17 bionic mới nhất trong các mẫu iPhone 15 Pro sắp tới. Để sản xuất bộ vi xử lý A17, TSMC sẽ phải sử dụng quy trình 3nm mới và do quá trình chế tạo ngày càng tinh vi, doanh nghiệp công nghệ khổng lồ Đài Loan thông báo với Apple về kế hoạch tăng giá tính phí, Apple không thể hiện sự cởi mở với ý tưởng này.

Hiện nay, chip của TSMC đắt hơn khoảng 20% ​​so với chip của các đối thủ trực tiếp. Ngoài ra, TSMC cam kết đầu tư mới 100 tỷ USD trong 3 năm tới, khiến công ty buộc phải tăng giá để duy trì mức phí bảo hiểm và chuyển chi phí bổ sung cho khách hàng.

Do đó, Apple dường như từ chối chấp nhận tăng giá thêm sau những cuộc đàm phán với TSMC và điều đó ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp công nghệ khổng lồ Đài Loan khi công ty đang sản xuất tất cả các chip silicon tùy chỉnh của Apple. Để so sánh mức độ nghiêm trọng của vấn đề, Apple ước tính chiếm hơn một phần tư toàn bộ doanh thu của TSMC và cả hai công ty đều rất phụ thuộc vào nhau.

Đến thời điểm này, cả Apple và TSMC đều chưa đưa ra tuyên bố chính thức xác nhận thông tin tức, nhưng nếu Economic Daily News đúng, TSMC không đưa ra tuyên bố tăng giá nhằm ngăn khách hàng chủ chốt hủy đơn đặt hàng nhưng phải tăng số lượng chip hơn mức cần thiết để giảm thiểu tổn thất đầu tư. Động thái này nhằm đảm bảo không gian dây chuyền sản xuất và giúp doanh nghiệp có được sự ủng hộ từ các nhà sản xuất chip theo hợp đồng.

Động thái này cũng sẽ cho phép TSMC nắm rõ được nhu cầu thực tế của thị trường tại thời điểm nhất định. Ngay cả Samsung , công ty lớn thứ hai trên thị trường chất bán dẫn, cũng đang có kế hoạch tăng giá sản xuất. Samsung là nhà sản xuất chip bộ nhớ lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn thứ hai sau TSMC của Đài Loan được cho là đang thảo luận với các khách hàng của nhà máy đúc bán dẫn vào đầu năm 2022 về việc tính phí bổ sung thêm 20% cho các đơn đặt hàng sản xuất chất bán dẫn trong năm.

Theo một bài báo của Bloomberg, Samsung đang “tham gia vào nỗ lực tăng giá trong toàn ngành bán dẫn nhằm bù đắp chi phí nguyên vật liệu và hậu cần đang tăng lên”. Bài báo, nếu được chứng minh là đúng có nghĩa là có sự thay đổi từ chính sách giá tương đối ổn định của Samsung trong năm 2021, khi toàn ngành công nghiệp bán dẫn vội vã tăng giá trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu.

Cũng trong bối cảnh này, Intel ra thông báo xác nhận thông tin từ Nikkei giữa năm 2022. Nhà sản xuất chip bắt đầu thảo luận với khách hàng về kế hoạch tăng giá đối với “phần lớn bộ vi xử lý và các sản phẩm chip ngoại vi”. Sự tăng giá liên quan đến bộ vi xử lý CPU cho máy chủ, máy tính, chip Wi-Fi và silicon kết nối. Doanh nghiệp công nghệ bán dẫn khổng lồ này không xác định rõ, sản phẩm nào cụ thể sẽ tăng giá.

Theo TechWire Asia