Bảng xếp hạng ngày càng ngày càng có nhiều tiêu chí. Năm nay có 6 tiêu chí chính: Tổng sản phẩm quốc nội chia cho đầu người, tuổi thọ dự báo, trợ giúp xã hội trong hoàn cảnh khó khăn, niềm tin với Chính phủ, sụ tự do trong việc ra quyết định liên quan tới cuộc sống cá nhân, cũng như tính thiện nguyện trong xã hội.
Mười quốc gia có thứ hạng cao nhất chủ yếu nằm ở Bắc Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Ngoài 4 vị trí dẫn đầu là đến Phần Lan xếp hạng 5, Hà Lan hạng 6 tiếp đó là Canada, New Zealand, Australia và Thụy Điển.
Vẫn như 4 năm trước, kể từ lần đầu tiên Liên Hợp quốc chọn ngày 20/3 hàng năm là ngày Quốc tế Hạnh phúc và xếp hạng các quốc gia, năm nay, trong số các quốc gia xếp hạng chót có thêm Syria do chiến tranh tàn khốc, còn lại vẫn là các nước châu Phi như Tanzania, Burundi và cuối cùng là Cộng hòa Trung Phi.
Trung Quốc xếp hạng 79, nhưng theo bản Báo cáo, sau 25 năm, người dân không cảm thấy hạnh phúc hơn.
Một số quốc gia châu Âu khác có chỉ số khá như Đức hạng 16, Anh hạng 19, Pháp hạng 31. Mỹ tụt một hạng từ 13 xuống 14. Còn nhớ, trong lần xếp hạng lần đầu tiên vào năm 2007, Mỹ giữ vị trí thứ ba. Trong khi đó, so với lần trước, Nga tăng lên 7 bậc, từ hạng 56 lên hạng 49, xếp sau Italia hạng 48, nhưng lại trên Nhật Bản hạng 50.