Cổ tức ngân hàng: bên có, bên không

Có những chi tiết trong các cuộc đấu giá mà nhà đầu tư chỉ còn biết... bó tay. Tổng công ty Viễn thông MobiFone bán đấu giá 33,4 triệu cổ phần của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) ngày 25-4-2016 tại sàn Hà Nội với giá khởi điểm thấp hơn mệnh giá và không có ai đăng ký mua.
Giao dịch tại Vietcombank. Đây là một trong số ít ngân hàng có mức trả cổ tức bằng tiền ở mức 10-12%/năm. Ảnh: UYÊN VIỄN
Giao dịch tại Vietcombank. Đây là một trong số ít ngân hàng có mức trả cổ tức bằng tiền ở mức 10-12%/năm. Ảnh: UYÊN VIỄN

Việc các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn đầu tư khỏi lĩnh vực tài chính - ngân hàng và không bán được đã thành... cơm bữa, chẳng mấy ai để ý. Trước MobiFone một số tổng công ty đã tiến hành đấu giá và lại phải ôm cổ phiếu về.

Cùng ngày, cùng địa điểm, MobiFone đấu giá 14,3 triệu cổ phần của Ngân hàng TMCP Tiên Phong với giá khởi điểm 8.900 đồng/cổ phiếu. May mắn hơn, lần này có bốn cá nhân và hai tổ chức đăng ký mua cả thảy 8,7 triệu đơn vị. Chắc chắn MobiFone không bán hết được số lượng cần bán, nhưng bán được một phần cũng tốt rồi.

Cái lạ là tổng khối lượng cổ phiếu hai tổ chức đăng ký mua chỉ ở mức tối thiểu 200 đơn vị, tức mỗi tổ chức mua 100 cổ phiếu, tính ra tiền 890.000 đồng theo giá khởi điểm. Nhiều người tự hỏi tổ chức nào kỳ lạ vậy? Mua 100 cổ phiếu để làm gì? Một chuyên gia ngày ngày tháng tháng theo dõi đấu giá “bật mí” rằng tổ chức trên thực tế không có nhu cầu mua, họ đăng ký để cho thấy có nhiều đối tượng tham gia đấu giá, đồng thời họ có thể bỏ giá thầu cao chót vót, có khi vài chấm. Khi ra kết quả đấu giá, sẽ có thông báo giá đặt thầu cao nhất từng này, thấp nhất từng này (tối thiểu bằng giá khởi điểm)... Chuyên gia nọ nhận xét đấy được xem là “chiêu cứu vãn danh dự” cho cổ phiếu đấu giá. Những chủ nhân thật sự của một số doanh nghiệp, ngân hàng tỉ mỉ đến thế, chứ đâu phải cổ phiếu nào đấu giá cũng chịu thân phận “mang con bỏ chợ”!

Gần 10 năm nay, cổ phiếu ngân hàng làm nản lòng nhà đầu tư. Thị giá của chúng ngày càng thấp. Trên thị trường OTC, hầu hết cổ phiếu ngân hàng được rao bán, rao mua với giá dưới 10.000 đồng. Trên sàn chỉ còn cổ phiếu của ba “ông lớn” Vietcombank, BIDV  và VietinBank cộng thêm Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được giới đầu tư chú ý vì nhiều nguyên nhân, trong đó một lý do cơ bản là cả bốn hàng năm đều trả cổ tức bằng tiền ở mức 10-12%/năm.

Các ngân hàng khác hầu hết trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc không trả, một số ít trả tiền mặt mức 2-4%/năm. Có những ngân hàng nhiều năm cổ đông không hề biết cổ tức tiền mặt là gì như Techcombank, VPBank. Lãnh đạo hai tổ chức tín dụng này thường giải thích với cổ đông trong mỗi kỳ đại hội thường niên là ngân hàng cần tăng vốn để nâng cao tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, đồng thời “cơm không ăn thì gạo còn đó”, lợi nhuận không chia sẽ làm giá trị sổ sách của cổ phiếu tăng lên. Tóm lại tất cả đều nằm trong giá trị cổ phiếu cả.

Đã ba năm nay, các ngân hàng trước khi trả cổ tức (dù đã được đại hội đồng cổ đông thông qua) phải xin ý kiến cơ quan quản lý. Các tiêu chí mà NHNN xem xét kỹ bao gồm: trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ chưa, nợ xấu đã xử lý ra sao, còn lại bao nhiêu nợ có khả năng mất vốn, chỉ số về vốn khả dụng như thế nào, hệ số an toàn vốn, tình trạng sở hữu chéo?... Thôi thì đủ cả.

Nhưng không phải cổ đông nào cũng đồng ý thế. Có người đầu tư cổ phiếu như gửi tiết kiệm, kỳ vọng mỗi năm đều ít nhiều có cổ tức. Với cổ đông lớn của một vài ngân hàng, cổ tức tiền mặt càng thiết thực. Họ đầu tư vào ngân hàng không chỉ bằng tiền tự có, mà còn bằng cả tiền vay. Họ cần cổ tức tiền mặt hàng năm đủ để trả lãi vay. Có những cá nhân đầu tư ở mức giá cao, nay giá xuống thấp, họ không bán mà “quyết tâm” giữ, hy vọng một ngày đẹp trời giá sẽ lên trở lại. Cổ tức tiền mặt chính là thứ giúp họ nuôi dưỡng hy vọng đó.Các ngân hàng khác hầu hết trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc không trả, một số ít trả tiền mặt mức 2-4%/năm. Có những ngân hàng nhiều năm cổ đông không hề biết cổ tức tiền mặt là gì như Techcombank, VPBank. Lãnh đạo hai tổ chức tín dụng này thường giải thích với cổ đông trong mỗi kỳ đại hội thường niên là ngân hàng cần tăng vốn để nâng cao tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, đồng thời “cơm không ăn thì gạo còn đó”, lợi nhuận không chia sẽ làm giá trị sổ sách của cổ phiếu tăng lên. Tóm lại tất cả đều nằm trong giá trị cổ phiếu cả.

Từ năm 2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát chặt chẽ việc trả cổ tức tiền mặt. Trước đó, trả cổ tức tiền mặt do đại hội đồng cổ đông các ngân hàng quyết định. Tuy nhiên đã ba năm nay, các ngân hàng trước khi trả cổ tức (dù đã được đại hội đồng cổ đông thông qua) phải xin ý kiến cơ quan quản lý. Các tiêu chí mà NHNN xem xét kỹ bao gồm: trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ chưa? Nợ xấu đã xử lý ra sao? Còn lại bao nhiêu nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)? Chỉ số về vốn khả dụng như thế nào? Hệ số an toàn vốn? Tình trạng sở hữu chéo?... Thôi thì đủ cả. Đa phần phương án trả cổ tức tiền mặt của các ngân hàng đều bị NHNN bác, hoặc không cho, hoặc cho ở mức thấp. Bởi thế mùa họp đại hội đồng cổ đông năm nay, các ngân hàng thường trình phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu, nếu có đi kèm tiền mặt thì ở mức thấp. Ngay cả ngân hàng đang dẫn đầu như Vietcombank thông thường vẫn trả cổ tức tiền mặt 12%/năm, năm nay mức chi trả bớt xuống còn 10%.

NHNN có lý của họ khi quyết định việc trả cổ tức bằng tiền mặt. Tất nhiên, về mặt pháp lý, điều này có thể phải xem xét lại, bởi theo Luật Doanh nghiệp, đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định cao nhất đối với các quyết sách của doanh nghiệp, ngân hàng. Song ngân hàng là lĩnh vực đặc thù, nên chẳng cứ việc trả cổ tức tiền mặt, việc bổ nhiệm nhân sự hội đồng quản trị, chuyển nhượng cổ phần cho nước ngoài, nhất nhất đều phải có ý kiến của cơ quan quản lý.

Cái lý của NHNN nằm ở chỗ số liệu báo cáo về nợ xấu của các tổ chức tín dụng thường có khoảng cách với số liệu công bố của cơ quan thanh tra, giám sát. Không ít ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu theo dữ liệu của thanh tra, giám sát gấp đôi, gấp ba mức tự công bố. Trong con mắt thanh tra, mức trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng đó phải cao hơn, thậm chí không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận âm, lấy đâu mà chia cổ tức tiền mặt?

Đó là chưa kể trước kỳ công bố báo cáo tài chính năm có kiểm toán, một số ngân hàng đã đề nghị cơ quan quản lý cho phép không trích lập, hay trích lập ở mức 10% cho trái phiếu đặc biệt của VAMC (mức trích lập theo quy định là 20% - NV). Nhờ động thái này, một số ngân hàng có lợi nhuận. Góc khuất này không phải cổ đông nào cũng biết, còn nếu biết rõ, chắc họ chỉ còn “khóc ròng” vì đã trót lỡ làm cổ đông ngân hàng!

Theo TBKTSG