(tiếp theo kỳ trước)
Vấn đề Ông chủ - Khách hàng: Lợi ích khác nhau, ảnh hưởng thu hẹp
Hai khách hàng của Mỹ có những "ảnh hưởng đối lập" với ông chủ của họ. SDF giữ ảnh hưởng với Mỹ bởi họ là lực lượng then chốt trong việc đánh chiếm và kiểm soát lãnh thổ của IS cho Mỹ. Ngược lại, Ankara có thể đe dọa Mỹ trong mối quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ và có những mối quan hệ sâu sắc hơn với đối thủ của Mỹ như Nga để buộc Mỹ phải nhượng bộ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể có những hành vi gây ra những câu hỏi tại Washington về việc hoàn toàn phá vỡ mối quan hệ song phương.
SDF phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan tại đây. Người Kurd tại Syria chỉ có ảnh hưởng với Mỹ trong vai trò đánh IS. Khi mối đe dọa IS rời xa thì SDF cũng trở nên không còn quan trọng với những lợi ích an ninh của Mỹ và có ít ảnh hưởng hơn trong những tranh cãi về chính sách của Washington.
|
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria.
|
Lộ trình Manbij xung đột với những lo ngại về an ninh của SDF, đồng thời cũng tách rời với những tham vọng của lực lượng này tại đông bắc Syria. SDF đã chuyển những vùng lãnh thổ lấy được trong cuộc chiến chống IS thành những khu tự trị, sử dụng dân địa phương để kiểm soát các hoạt động an ninh và chính trị. Thổ Nhĩ Kỳ chống lại điều này và sự nhượng bộ tại Manbij sẽ làm xáo trộn kế hoạch của người Kurd. Người Kurd rất e ngại vì dễ thương tổn bởi một cuộc tấn công bên ngoài bởi một đối thủ mạnh hơn như Thổ Nhĩ Kỳ cùng với việc Mỹ ưu tiên những động cơ chung với Ankara.
Vì thế, SDF cần che chắn những gì họ đã đạt được và tìm cách liên kết với chế độ của tổng thống Assad để bảo vệ những lợi ích an ninh lâu dài. Vào đầu tháng 6, Ilham Ahmed đồng chủ tịch của hội đồng SDF - nhánh chính trị của lực lượng này đã đề nghị có những "cuộc bàn thảo vô điều kiện" với chính quyền Syria. Hai bên vẫn giữ liên lạc trong cuộc nội chiến nhưng vẫn bất đồng trong việc người Kurd đòi hỏi quyền cai trị ở đông bắc Syria trong khi ông Assad muốn củng cố quyền kiểm soát Damascus.
|
Dân quân người Kurd do Mỹ huấn luyện, tài trợ di tản khỏi bắc Syria.
|
Thiếu vắng vai trò trực tiếp của Mỹ trong những cuộc bàn thảo này, SDF có thể đạt được một thỏa thuận với Damascus làm ảnh hưởng đến sự hiện diện quân sự của quân đội Mỹ ở đông bắc Syria hay chính sách của Mỹ về mặt tổng thể. Thực tế, một thỏa thuận như vậy là hoàn toàn hữu lý vì họ đang rất dễ bị tấn công trong lúc những lời hứa từ Washington đang dần kết thúc.
Chiến thuật mà không có chiến lược
Cuối cùng thì những phần tử cai trị địa phương tại Manbij là quan ngại nhỏ đối với Mỹ. Dù sao, những hành động do dự của Mỹ làm dấy lên một câu hỏi lớn hơn về vai trò tương lai của Mỹ tại Syria và nhấn mạnh sự phức tạp khi xử lý vấn đề chính trị của cuộc nội chiến.
Dù ảnh hưởng của mình đã hạ thấp, Mỹ vẫn phải xử lý vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ và SDF, các nhà hoạch định chính sách cũng cần lưu tâm tới việc các bên sẽ theo đuổi những chính sách xung đột với mục tiêu của Mỹ. SDF sẽ muốn theo đổi một chính sách giảm leo thang với chế độ Syria và cố gắng để đảm bảo một hình thức tự trị cho mình sau khi cuộc xung đột chấm dứt. Thổ Nhĩ Kỳ thì sẽ chống lại một cái kết như vậy và làm việc với các bên khác trong cuộc xung đột như Nga để ngăn chặn khả năng cai trị của người Kurd ở vùng đông bắc Syria.
|
Nhóm dân quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tại bắc Syria.
|
Bước ngoặt và những thỏa thuận có thể khiến quân đội Mỹ tiến thoái lưỡng nan tại Syria, thiếu đi sự thống nhất với người Kurd Syria, đe dọa những nỗ lực quân sự của Mỹ một cách vô hạn định. Điều này còn tạo ra một vấn đề lớn hơn là: lộ trình cho Manbij là một đàm phán độc lập với bất cứ kế hoạch nào lớn hơn của Mỹ cho Syria.
Đặc biệt, những nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn chưa thống nhất với tuyên bố ý định sẽ rút quân đội Mỹ ra khỏi Syria của ông Trump mà vẫn đang từ chối đàm phán với chế độ Syria. Và Mỹ vẫn đang cố xoa dịu đồng minh hiệp ước Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời vẫn đi đêm với SDF mà không dàn xếp một chính sách cho Syria hay đạt được một mục tiêu chính sách cụ thể nào trong cuộc nội chiến nhiều bên ở đất nước này.
Thiếu đi một chính sách như vậy, lộ trình Manbij chỉ phục vụ một cơ chế duy nhất là hứa hẹn với Thổ Nhĩ Kỳ mà không có một đảm bảo vững chắc rằng Ankara sẽ tán thành những nỗ lực lớn hơn của Mỹ để dập tắt cuộc xung đột. Trong một vài điểm, Mỹ cần chuyển hướng theo các lợi ích riêng biệt của hai đồng minh để đảm bảo những thắng lợi đạt được khi đánh IS được giữ nguyên. Nếu người Kurd tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đụng độ, IS sẽ được hưởng lợi. Lộ trình Manbij đang bỏ qua những điều này.
Hiện tại, Mỹ cần phải xác định rõ lợi ích của mình và kết hợp lộ trình Manbij với một cách tiếp cận rõ ràng hơn để hỗ trợ những lợi ích đó. Cách tiếp cận tập trung vào lợi ích này cũng phải phù hợp với tuyên bố ý định rút quan của ông Trump. Mỹ tham chiến tại Syria chỉ với lợi ích chống lại chủ nghĩa khủng bố. Lực lượng SDF là không thể thiếu để thực hiện nỗ lực đó và sẽ là lực lượng chiếm ưu thế tại đông bắc Syria trong một tương lai có thể dự đoán trước. Thổ Nhĩ Kỳ là hàng xóm mạnh nhất của Syria và có lợi ích hợp pháp trong việc làm suy yếu SDF.
Lộ trình Manbj không giải quyết được vấn đề cốt lõi này và vì thế tạo ra mối nguy rằng mỗi một "khách hàng" của Mỹ sẽ có những bước đi riêng để đảm bảo lợi ích an ninh của mình. Những lợi ích này đối nghịch với nhau và có thể dễ dàng biến thành một cuộc xung đột trực tiếp. Với Mỹ, những cuộc xung đột này tạo ra rủi ro với những gì họ đã đạt được trong cuộc chiến chống IS và có thể khiến một lực lượng do Mỹ đào tạo quay ra chống lại một đồng minh NATO.
Để vượt qua được bãi mìn này, Washington cần thừa nhận rằng họ không thể đạt được những mục tiêu lớn nhất tại Syria và thay vào đó phải thực tế về những gì mình muốn và thực sự đánh giá những mục tiêu có thể đạt được. Ví dụ, Mỹ cần có kế hoạch nghiêm túc về việc rút quân sau đó đạt được thỏa thuận với nhiều lực lượng dính líu tới cuộc xung đột để đảm bảo rằng mục tiêu chống IS được thực hiện ngay cả khi quân đội đã rút về. Để làm được điều đó, Mỹ phải chấp nhận họ cần đạt được những thỏa thuận chung với Nga về tương lai của Syria và SDF sẽ tồn tại trong tương lai đó như thế nào.
Bằng cách đó, Washington sẽ phải chuẩn bị trước để đòi hỏi một cách cứng rắn cả hai đồng minh của mình tại Syria thay vì chỉ đáp ứng những yêu cầu của một bên (Thổ Nhĩ Kỳ) với cái giá phải trả dành cho bên còn lại (SDF). Cách tiếp cận như vậy sẽ không làm cho Mỹ có vẻ yếu đuối mà thay vào đó giúp Washington có vị thế giải quyết tốt hơn vấn đề ông chủ - khách hàng đang phải đối mặt. Thiếu đi cách tiếp cận thiết thực hơn, Mỹ sẽ bị cả hai đồng minh với ý thức hệ đối lập rời xa và cả hai sẽ gây ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ tại Syria.