Trước tham vọng không phụ thuộc và đạt được mục tiêu khống chế thế giới Ả rập, Ankara hướng tới việc sản xuất chung hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa S-500 với Nga.
Tổng thống Recep Tayyip Erogan trong một cuộc phỏng vấn với kênh 24TV cho biết: "Tôi đã liên lạc với Tổng thống Putin và đưa ra một đề nghị hợp tác sản xuất hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa S-500", ông Erdogan nói.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không đề cập đến phản ứng của tổng thống Nga đối với ý tưởng này hoặc khi ông Putin nhận được đề nghị này từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng tin Anadolu trích lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, phía Nga đã cung cấp cho Ankara một khoản vay tín dụng để mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 trên “các điều kiện rất chấp nhận được”.
"Trong giai đoạn hai và ba, chúng tôi sẽ tiến hành sản xuất chung các thành phần của hệ thống S-500," ông Erdogan nói. Có nghĩa là, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phối hợp cùng với Nga phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không độc lập, không tích hợp vào hệ thống phòng không chung của NATO. Được hiểu như là bước đi đầu tiên để tách khỏi NATO.
Hệ thống phòng không S-500, theo quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ thay thế cho hệ thống S-400 hiện tại, đang được phát triển hiệu quả tại Nga và dự kiến sẽ được biên chế vào quân đội Nga trong vòng 25 năm tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết: hệ thống sẽ được cung cấp đại trà cho các lực lượng vũ trang Liên bang Nga vào năm 2020.
Tháng 02.2018, phó Thủ tướng Nga phụ trách quốc phòng, ông Dmitry Rogozin trong cuộc phỏng vấn với báo Kommersant đã phát biểu rằng, việc sản xuất các hệ thống S-500 và S-400 gắn trên xe bánh hơi được tiến hành ở Nizhny Novgorod.
Tổng thống Erdogan đã nhấn mạnh rằng, trong điều kiện bị ngăn cản, Ankara sẵn sàng sử dụng hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất.
"Đây là những hệ thống phòng thủ, vậy tại sao chúng ta không sử dụng chúng?", ông nói.
Moscow và Ankara ký thỏa thuận cung cấp khoảng bốn tiểu đoàn của hệ thống tên lửa phòng không S-400 tháng 12.2017. Theo kế hoạch của hợp đồng này, Nga sẽ bàn giao hệ thống tên lửa tiên tiến do Nga chế tạo cho Thổ Nhĩ Kỳ vào quý I vào năm 2020.
Theo Phòng Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ trực thuộc văn phòng tổng thống, Ankara trước mắt sẽ nhận 2 tiểu đoàn tên lửa S-400, trang thiết bị sẽ do các nhân viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển.
Hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa S-500 của Nga, được phát triển để nhất thể hóa các tầng các lớp phòng không của tất cả những phương tiện phòng không khác nhau do Liên Xô và Nga sản xuất, có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao hơn 60 dặm, và tầm bắn lên đến 480 km. Những mục tiêu này hiện này nằm ngoài tầm với của tất cả các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa hiện nay.
Hệ thống sẽ có thể phát hiện và đồng thời ngăn chặn đến 10 đầu đạn tên lửa đạn đạo, đang bay với tốc độ hơn 4 dặm/giây. Một đầu đạn có đầu tự dẫn, trong đó có radar tìm kiếm mục tiêu, điều khiển thực hiện quỹ đạo bay và tự động tấn công.
S-500 cũng là hệ thống phòng thủ tên lửa duy nhất có khả năng tiêu diệt các mục tiêu có vận tốc siêu âm.
Những dự kiến của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy Ankara đã thấy được những gì mà tương lai đang trông đợi.
Điều quan trọng nhất hiện này là Ankara sẽ bị Mỹ ép buộc và hành động theo sự chỉ đạo của Nhà Trăng. Hơn thế nữa, số phận của các quốc gia gần kẻ thù của Mỹ rất bi thảm mà điển hình như Ukraina với maidan lật đổ chính quyền đốt ngọn lửa nội chiến ngay sát vách nước Nga.
Đây là điều mà tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không mong muốn. Mặc dù trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ là sân sau của các lực lượng Hồi giáo cực đoan, nhưng Ankara không muốn bị lật đổ, khủng bố và bạo loạn. Phương án được cho là tối ưu nhất là dựa vào hệ thống vũ khí trang bị của Nga để độc lập và cũng sẵn sàng với những kịch bản xấu nhất từ phía Mỹ khi lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi thái độ.