Có hay không lá chắn tên lửa Nga?

Tập đoàn PVO "Almaz-Antey" đang thiết kế hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa, tương tự như tổ hợp tên lửa “THAAD”. theo tin từ Ria Novosti, trích tuyên bố của kỹ sư trưởng thiết kế Pavel Sozinov.
Có hay không lá chắn tên lửa Nga?

Các chuyên gia phương Tây, cho rằng công nghệ quân sự Nga hiện nay chưa đạt được kỹ thuật tác chiến kiểu “hit-to-kill”, việc nghiên cứu chế tạo tổ hợp có tính năng tương tự chỉ là tương lai xa vời.

Không rõ các chuyên gia phương Tây phân tích dựa trên các nguồn nào, những thực tế những nhận xét trên đây dường như đang cố gắng bôi nhọ vị thế hàng đầu đã được thế giới công nhận về sản xuất hệ thống phòng không các thế hệ.

Thuật ngữ: “hit-to-kill” ( va chạm tiêu diệt) được hiểu là tên lửa phòng không đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo (phá hủy toàn bộ tên lửa, bộ phận mang đầu đạn hoặc chỉ đơn thuần là block các đầu đạn thứ cấp bằng dộng năng va chạm của đầu đạn đánh chặn. Đòn đánh chặn có thể được thực hiện dưới tầng khí quyển và trên thượng tầng khí quyển trong quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo.

Để thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống radar đa năng chiếu xạ mục tiêu và dẫn bắn phải hoạt động ở dải tần số X- band, có độ chính xác rất cao và độ sai lệch rất nhỏ, hoặc chính bản thân tên lửa đánh chặn ngoài hệ thống điều khiển bay bằng các cánh cản khí động học cần phải có thêm hệ thống các động cơ phản lực điều khiển chuyển hướng khẩn cấp. có khả năng chỉ trong 1 phần trăm giây, theo tọa độ của đầu tự dẫn cung cấp, có thể thay đổi trọng tâm tên lửa chuyển hướng và đánh trúng vào tên lửa đạn đạo có kích thước nhỏ.

Có hay không lá chắn tên lửa Nga? ảnh 1
Tên lửa đánh chặn SM-3 được phóng từ khu trục hạm "Aegis"

Người Mỹ đã đổ vô vàn công sức để chế tạo hệ thống tác chiến thông mình và rất chính xác, phát triển tên lửa phòng không có điều khiển SM-3 thuộc hệ thống "Aegis", có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao đến 250 km và tầmxa 500 km. Đầu đạn tên lửa được trang bị hệ thống mắt thần hồng ngoại có khả năng trên khoảng cách 300 km phát hiện lớp vỏ nóng cháy của đầu đạn hoặc ngọn lửa phản lực phụt ra ở đuôi tên lửa giai đoạn cuối. Công nghệ này được đưa vào sử dụng cho tổ hợp “Patriot PAK-3”, phiên bản hiện đại hóa gần đây nhất được trang bị tên lửa phòng không “ERINT”, có khả năng đánh chặn chính xác vào đầu đạn và bộ phận chiến đấu của tên lửa chiến thuật.

Châu Âu cũng không ngủ quên dưới chiếc ô lá chắn hạt nhân của Mỹ, người Pháp chế tạo hệ thống tên lửa “SAMP-T” và “PAAMS”, tên lửa phòng không có điều khiển “Aster-30 block 2” có khả năng đánh chặn các đầu đạn tên lửa đạn đạo với tầm bắn đến 100 km. Tên lửa có khả năng chịu vượt tải trọng đến 62g khi khởi động, các động cơ phản lực điều khiển PIF-PAF cho phép chuyển hướng khẩn cấp với tốc độ rất cao khi đánh chặn các đầu đạn có khả năng thay đổi quỹ đạo bay trong không gian.

Tập đoàn "Almaz" nhận định vấn đề đối với các vũ khí, phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa có vị trí vô cùng quan trọng, từ đó đã cho ra đời các các hệ thống tên lửa có khả năng nâng cấp cao như S-300PMU-2 "Favorite", S-400 "Triumph".

Có hay không lá chắn tên lửa Nga? ảnh 2
Tên lửa đánh chặn 48N6Е2, 9М96Е2 và 9М96Е

Ngay hệ thống S-300PMU-2 "Favorite" đã có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo bằng các tên lửa phòng không 48N6Е2 mang theo lượng nổ siêu mạnh có khối lượng 180 kg với khả năng tạo ra một đám mây các vật thể động năng lớn và tốc độ siêu âm hướng về phía mục tiêu trong không gian, có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy hoàn toàn tên lửa đạn đạo. Nguyên tắc này được áp dụng tốt nhất trên khoảng cách bắn là 40 km, tên lửa được trang bị hệ thống radar tự tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường tên lửa PARGSN có ưu thế vượt trội hơn tên lửa được dẫn bắn và chiếu xạ mục tiêu từ mặt đất 30N6Е2.

Bước phát triển tiếp theo là tổ hợp tên lửa S-400, được biên chế vào trang bị tên lửa đánh chặn hoàn toàn mới, giống như tên lửa của phương Tây “Aster” và «Erint», nhưng có tầm bắn xa hơn. Tên lửa 9М96Е2 có tầm bắn xa gần 120 km, lắp hệ thống radar hồng ngoại tự dẫn và các động cơ phản lực đổi hướng, có thể vượt tải trọng lên đến 20 đơn vị chỉ trong khoảng 0,02 s. Đây chính là tên lửa được chế tạo theo nguyên tắc “hit-to-kill”. Trong tương lai gần, khi tổ hợp tên lửa S-500 đưa vào biên chế cho lực lượng phòng thủ vũ trụ, tầm bắn tên lửa đánh chặn đã vượt ngưỡng 300 km, độ cao lớn hơn 100 km.

Dẫn đường tên lửa đến mục tiêu được thực hiện bằng radar 92N6E (S-400) sẵn có trong tổ hợp hoặc radar solid-state tầm xa "Gamma-DE", có thể hoạt động trên độ cao 120 km, giai đoạn cuối, để đảm bảo độ chính xác cao của tên lửa đánh chặn các nhà khoa học Nga đưa vào hệ thống tự dẫn hỗn hợp radar - hồng ngoại AP / IR, radars hoạt động ở bước sóng cm hoặc mm.

Có hay không lá chắn tên lửa Nga? ảnh 3
Radar solid-state tầm xa "Gamma-DE"

Rõ ràng, ý kiến của các chuyên gia phương Tây quá chậm so với lịch sử. Nga đã có các thành phần chủ chốt của hệ thống phòng thủ tên lửa. Vấn đề còn lại là tổ chức hệ thống hiện đại và đồng bộ. Hệ thống phòng thủ vũ trụ sẽ ra đời nhanh hơn thông cáo báo chí và tất nhiên trở thành vũ khí răn đe kiềm chế phi hạt nhân. Kết hợp với tên lửa chiến thuật Iskanders, hệ thống này sẽ phủ bóng lên tất cả các nước đồng minh Mỹ ở châu Âu.

Điều này giải thích tại sao Bắc Kinh tiếp tục chạy đua để sắm S-400, tất nhiên là để phòng thủ tên lửa. Trung Quốc hầu như không bao giờ đề cập đến vẫn đề phòng thủ tên lửa nhưng các nước láng giềng đều sở hữu tên lửa đạn đạo hoặc có dự kiến chế tạo tên lửa đạn đạo như Nhật Bản. Cho đến hôm nay, Trung Quốc hoàn toàn không thể chế tạo một thế hệ vũ khí với khả năng phòng thủ trước nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ các đối thủ tiềm năng. S-400 sẽ là bước khởi đầu xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của đại lục.

Trịnh Thái Bằng theo InfoNet