Chuyển đổi số: Thách thức và cơ hội cho ngành tài chính - ngân hàng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Đại dịch Covid-19 đã tạo ra nhu cầu cấp thiết yêu cầu các tổ chức một là phải hòa nhập để phát triển hoặc hai là chấp nhận thất bại.
Ảnh: InApps Technology
Ảnh: InApps Technology

Sự gia tăng trong việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong các ngành dịch vụ - tài chính và ngân hàng được cho là do nhiều yếu tố khác nhau tạo nên, tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, đã xuất hiện sự gia tăng đột biến các công ty công nghệ tài chính (Fintech) trên toàn cầu và những công ty này được cho là xây dựng dựa trên sự đổi mới, với mục đích nâng cao và phá vỡ sự trì trệ trong ngành dịch vụ tài chính truyền thống.

Trên thực tế, theo một báo cáo của EY, vào năm 2019, việc sử dụng các dịch vụ fintech đã tăng lên tới 64%. So với năm 2015, con số này chỉ tạm dừng ở mức 16%. Đến năm 2020, các báo cáo khảo sát cho thấy các ứng dụng đầu tư đã tăng trưởng 88%. Cụ thể, từ tháng 1 tới tháng 11, con số này vẫn tiếp tục phát triển theo quỹ đạo.

Bên cạnh đó, các ứng dụng thanh toán đã tăng 49% trên toàn cầu. Các công ty này chủ yếu khai thác những công nghệ như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain. Sự phát triển mạnh mẽ của loại hình cung cấp công nghệ này được kỳ vọng có thể tạo ra những trải nghiệm và dịch vụ có một không hai cho khách hàng.

Sự nổi lên của các công ty Fintech đã đe dọa đến sự phát triển của các công ty tài chính ngân hàng truyền thống. Ảnh: Banner Flow

Sự nổi lên của các công ty Fintech đã đe dọa đến sự phát triển của các công ty tài chính ngân hàng truyền thống. Ảnh: Banner Flow

Trong cùng một nghiên cứu của EY cho thấy, 96% những người được khảo sát đã biết đến các dịch vụ chuyển tiền hoặc thanh toán qua Fintech. Nhận thức của người tiêu dùng được nâng cao chắc chắn sẽ kéo theo nhu cầu cao hơn về cải thiện các dịch vụ.

Nếu các tổ chức tài chính và ngân hàng muốn theo kịp trong môi trường phát triển đầy sự cạnh tranh này thì họ cần phải có những điều chỉnh phù hợp với khả năng của mình. Để vượt lên trên những công ty đối thủ thì việc đáp ứng và vượt qua các yêu cầu của thời đại số là điều tất yếu và hoàn toàn bắt buộc.

1. Sự suy giảm của ngân hàng chi nhánh

Tháng 10/2020, Finder.com đã có bài báo gây sự chú ý khi nghiên cứu sự suy giảm số ngân hàng chi nhánh. Theo như trích dẫn, kể từ năm 2012, đã có 25% ngân hàng chi nhánh tại Anh đóng cửa, và số lượng ngân hàng chi nhánh trên toàn nước Anh đã giảm mạnh từ 11.355 xuống còn 8.525 vào cuối năm 2020.

Một nghiên cứu chuyên sâu từ Financial Times cho thấy, ngay cả đối với những khu vực ngoan cường nhất trong việc duy trì các chi nhánh trên khắp châu Âu thì do gánh chịu những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, số lượng chi nhánh cũng đang suy giảm nhanh chóng. Ngân hàng Handelsbanken của Thụy Điển cũng đã ra thông báo kế hoạch cắt giảm một nửa mạng lưới các chi nhánh của họ ở trong nước.

Trong khi đó, Nicholas Megaw và David Keohane - hai nhà báo của Financial Times, cũng đã nhấn mạnh số liệu thống kê đáng kinh ngạc từ hai trong số những tên tuổi lớn nhất trong ngành ngân hàng tại châu Âu:

“Ngược lại thì vào quý 3/2020, 80% doanh số bán hàng của Santander ở Anh đã được hoàn thành bằng chiến lược chuyển đổi số. NatWest từ việc thực hiện 100 cuộc gọi ngân hàng video (video banking - thuật ngữ được sử dụng để thực hiện các giao dịch ngân hàng hoặc tư vấn ngân hàng chuyên nghiệp thông qua kết nối video từ xa) mỗi tuần vào tháng 1 đã lên tới 9.000 cuộc gọi mỗi tuần vào tháng 9”.

Các thế hệ người tiêu dùng trước đây thường sẽ trực tiếp đến ngân hàng thực hiện những giao dịch, họ là những nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc cách ly và giãn cách từ đại dịch, và vẫn là họ - những người sẽ không thay đổi lập trường của mình trong vấn đề này - cho đến khi đại dịch bắt buộc họ phải làm điều đó.

Việc chuyển đổi các dịch vụ ngân hàng từ trực tiếp sang trực tuyến, kết hợp ngân hàng gọi video hỗ trợ những đối tượng khách hàng trên là chìa khóa để tạo ra những thay đổi tích cực, nhanh chóng và hiệu quả trong ngành. Điều này đã khẳng định rằng việc khai thác sức mạnh và sự nhanh nhạy của công nghệ là con đường mà các doanh nghiệp này phải thực hiện.

2. Những thách thức trong lĩnh vực tài chính

Ảnh: Banner Flow

Ảnh: Banner Flow

Lĩnh vực tài chính đang bị gián đoạn do một loạt các công ty mới tham gia vào thị trường, sự gia tăng hàng loạt của các công ty fintech đã khiến ngành tài chính và ngân hàng phải nhanh chóng thúc đẩy hành động chuyển đổi số cho tổ chức họ.

Các đối thủ cạnh tranh phi truyền thống như Google và Amazon cũng đang làm mọi việc thêm rối khi mà “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon đã liên tục tìm cách lấn sân sang mảng ngân hàng.

Từ việc giải quyết các khoản cho vay dành cho doanh nghiệp nhỏ đến việc trở thành đối thủ của các công ty phát hành thẻ trả trước (prepaid card issuers), các tổ chức như Amazon đang khiến lĩnh vực tài chính trở nên ngày càng rối ren và khó khăn hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, đó không đơn giản chỉ là nỗi lo về đối thủ cạnh tranh, bên cạnh đó, những áp lực pháp lý ngày càng gia tăng cũng làm giảm các giao dịch ký quỹ (margin - việc nhà đầu tư có thể sử dụng khoản vay từ công ty chứng khoán và thế chấp khoản vay bằng chính cổ phiếu mà nhà đầu tư đã mua).

Tất cả những thách thức trên đã khẳng định điều rõ ràng đó là các tổ chức tài chính và ngân hàng cần phải phản ứng lại ngay với những gián đoạn này và phát triển, khai thác công nghệ để đưa vào sử dụng.

3. Lợi ích của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Tầm quan trọng cụ thể của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, tổ chức sẽ khác nhau trong từng các lĩnh vực. Dưới đây là một số chủ đề bao quát khi nói đến tài chính và ngân hàng. Tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đa phần là cung cấp những giá trị nâng cao cho khách hàng.

Trong một thị trường bão hòa, nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể dễ dàng quyết định gửi tiền tại ngân hàng ở nơi khác thay vì doanh nghiệp của bạn thì điều này là hoàn toàn có lý.

Quyết định đưa tổ chức, doanh nghiệp vào thời đại số sẽ khiến bộ máy hoạt động có được sự linh hoạt, bằng việc loại bỏ các quy trình cũ, lỗi thời và thay thế chúng bằng các công nghệ mới, tiên tiến hơn làm giảm áp lực và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp.

Hành động đồng hóa các quy trình với công nghệ một cách dứt khoát cũng có thể tạo ra nhiều lợi ích khác bao gồm:

- Quy trình giữa các nhóm được thực hiện trôi chảy hơn tạo ra dịch vụ hiệu quả hơn cho khách hàng

- Tự động hóa các quy trình thủ công trước đây, giúp các chuyên gia tài chính dành thời gian tập trung mọi nỗ lực áp dụng kiến ​​thức chuyên môn của họ vào các nhiệm vụ khó khăn hơn ví như tập trung vào những điều luật

- Có được chỉ số ROI tốt hơn và giải quyết vấn đề nhanh hơn

4. Ngành tài chính - ngân hàng có thể giải quyết vấn đề chuyển đổi số như thế nào?

Ngành ngân hàng nói chung, thường dựa vào các quy trình và hệ thống theo cấu trúc truyền thống. Điều này khiến ngành ngân hàng đặc biệt rơi vào tình thế khó khăn khi nói đến chuyển đổi số do những cấu trúc được thiết lập và ổn định mà các ngân hàng tin tưởng gửi gắm không thể đơn giản bị thay thế một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Tuy nhiên, nhu cầu tiếp nhận công nghệ mới (vào ứng dụng, thanh toán di động...) là cấp thiết và chắc chắn là bắt buộc hoàn toàn đối với họ. Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng mọi cố gắng, nỗ lực giải quyết tình huống phức tạp này mà không có chiến lược có thể dẫn đến những thảm họa khôn lường.

Đó là lý do tại sao bất kỳ nỗ lực chuyển đổi số nào cũng yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch, chiến lược tỉ mỉ và tường tận. Với những chiến lược sẵn có, các tổ chức có thể đảm bảo có sự cộng tác, đoàn kết đến từ mọi bộ phận, ban ngành.

Nếu không có tất cả mọi người tham gia vào những thay đổi toàn diện mà chúng ta đang dự định thực hiện cho doanh nghiệp của mình thì không những doanh nghiệp bị lãng phí nhiều thời gian và tiền bạc mà hiệu quả cũng không được như mong muốn.

Để thực hiện đúng quy trình, việc có được sự trợ giúp từ một cơ quan chuyển đổi số có kinh nghiệm sẽ là vô giá để giúp doanh nghiệp tài chính hoặc ngân hàng điều hướng các thay đổi thành công hơn.

Như đã đề cập ở trên, lĩnh vực tài chính đang phải đối mặt với áp lực pháp lý và sự gia tăng của các điều luât cũng như các ràng buộc tài chính. Những công việc trước kia có thể thuê nguồn lực bên ngoài thì bằng việc đẩy trở lại vào tay nhân viên của tổ chức có thể đảm bảo hoàn toàn việc kiểm soát nội bộ.

Cho dù đó là tiếp thị hay dịch vụ khách hàng, việc có được các chuyên gia nội bộ có thể là vô giá vì rất nhiều nguyên do. Giám đốc Nghệ thuật tại If Creative Agency - ông Migu Snall đã nói chuyện với Bannerflow về lý do tại sao họ quyết định chuyển sang hoạt động tiếp thị nội bộ.

“Ngày nay, có rất nhiều thông tin không thể được thông báo với người bên ngoài công ty. Chúng tôi cảm thấy với tư cách là một doanh nghiệp, làm việc nội bộ sẽ cho phép chúng tôi sử dụng dữ liệu của mình một cách riêng tư và hiệu quả. Thêm vào đó, việc này cho phép chúng tôi đưa ra quyết định khôn ngoan nhất và thực thi chúng tốt nhất - trong khi vẫn có toàn quyền kiểm soát”, ông Migu cho biết.

Bên cạnh đó, Báo cáo Trạng thái Nội bộ năm 2021 của Bannerflow cho thấy một số lợi ích đến từ tiếp thị nội bộ và cộng tác là một trong số lợi ích đó. Đó là điều đáng vui mừng khi công nghệ đã giúp 54% những người được khảo sát có được những trải nghiệm về khả năng cộng tác tốt hơn. Báo cáo cũng chỉ ra rằng 58% những người được khảo sát đã sử dụng dữ liệu nhiều hơn bao giờ hết. Ngoài ra, 63% khác cho biết ROI đã tăng kể từ khi doanh nghiệp áp dụng tiếp thị nội bộ.

Việc triển khai trong nội bộ mang lại rất nhiều lợi ích và có thể hỗ trợ đắc lực các tổ chức tài chính - ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số của họ. Trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh, tiếp thị nội bộ khai thác sức mạnh của công nghệ và điều này là đặc biệt vô giá đối với nhóm ngành ngân hàng và tài chính. Đây cũng có thể là chìa khóa để giải thích những thay đổi và lợi ích mà họ muốn mang đến cho khách hàng.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính là cần thiết đối với các doanh nghiệp trong toàn ngành. Để bắt kịp những người chơi mới, đó là điều bắt buộc khi hành trình hướng tới việc đón nhận kỷ nguyên số phải diễn ra và được thực hiện càng sớm càng tốt.

Cạnh tranh chắc chắn sẽ rất khốc liệt, do đó, việc đưa tiếp thị và quảng cáo vào nội bộ, với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, có thể giúp một doanh nghiệp tài chính nổi bật giữa đám đông và luôn giữ chân được khách hàng của mình.

Theo Banner Flow