Dự án Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội
Vào cuối năm 2017, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã thực hiện công bố quy hoạch chi tiết về nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Xác định khu bến cảng Hiệp Phước (trên sông Soài Rạp, Quận Nhà Bè, Tp.HCM) sẽ là khu bến cảng chính của Tp. Hồ Chí Minh trong tương lai, Bộ GTVT dự kiến thực hiện việc di dời, chuyển đổi công năng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với 10 bến cảng trên sông Sài Gòn.
Trong số đó, cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, thuộc quyền quản lý của CTCP Cảng Sài Gòn (Cảng Sài Gòn - Mã CK: SGP) - tiền thân là Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn, sẽ được quy hoạch để chuyển đổi công năng sử dụng.
Vạn Thịnh Phát muốn đầu tư dự án 17ha ở Bến Bạch Đằng |
Trong đó, phần diện tích hơn 13 ha tính từ mép cầu cảng sẽ thành khu cảng tàu khách và du lịch đường thủy. Phần diện tích hơn 31 ha còn lại rộng ra đến hàng rào cảng sát đường Nguyễn Tất Thành, là khu kho bãi của cảng, được quy hoạch thành khu đô thị cao cấp với tên gọi Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội.
Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, tương lai của khu đất này đã được “định hình” cách đây nhiều năm.
Các khu cảng sông cũ trên sông Sài Gòn đều có địa thế rất "đẹp", nhất là trong mắt các nhà phát triển địa ốc. Sau các khu đất lõi ở quận trung tâm, tâm điểm sẽ là bờ sông Sài Gòn... (Ảnh: Internet)
|
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành quy chế tài chính nhằm phục vụ việc di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son. Quy chế này cho phép doanh nghiệp di dời được liên doanh với nhà đầu tư khác thành lập pháp nhân mới làm chủ đầu tư để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí cũ.
Công ty Cảng Sài Gòn đã có báo cáo gửi công ty mẹ là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và được Vinalines trình xin ý kiến Thủ tướng. Tuy nhiên, phải tới cuối năm 2011, Thủ tướng mới có văn bản đồng ý về nguyên tắc cho phép công ty Cảng Sài Gòn thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Khu Nhà Rồng - Khánh Hội.
Sau đó 2 năm, Bộ GTVT đã có ý kiến chấp nhận chủ trương cho phép Cảng Sài Gòn được tham gia góp vốn cùng 2 đối tác là “CTCP Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) và Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Bến Nghé (Bến Nghé) thành lập pháp nhân mới theo mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên”.
Tới tháng 1/2014, Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông (Ngọc Viễn Đông) được thành lập với sự tham gia góp vốn của 3 nhà đầu tư là Cảng Sài Gòn, VIC và Bến Nghé.
Tại thời điểm thành lập, Ngọc Viễn Đông có vốn điều lệ là 1.153,85 tỷ đồng. Trong đó, Cảng Sài Gòn tham gia góp 300 tỷ đồng, tương đương với giá trị cầu tàu tại Khu Nhà Rồng - Khánh Hội, chiếm 26% vốn điều lệ. Hai nhà đầu tư còn lại là VIC đóng góp 519,2 tỷ đồng, tương ứng 45%; Bến Nghé góp 334,6 tỷ đồng, tương ứng 29%. Quá trình góp vốn của các cổ đông kéo dài tới năm 2015.
Tới ngày 29/12/2016, UBND Tp. Hồ Chí Minh chính thức ban hành quyết định số 6815/QĐ-UBND chấp thuận cho Ngọc Viễn Đông là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội.
Phối cảnh dự án Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội (Nguồn: Internet)
|
Chuyển biến tại Ngọc Viễn Đông
Là một thương hiệu bất động sản có tiếng và cũng là thành viên tham gia góp vốn lớn nhất tại Ngọc Viễn Đông, sự xuất hiện của Tập đoàn Vingroup đem lại nhiều kỳ vọng sẽ giúp dự án này nhanh chóng được triển khai và hoàn thiện.
Ít năm trước, trên nhiều diễn đàn bất động sản và các trang tin môi giới, quảng cáo địa ốc, thông tin về một dự án có tên gọi Vinhomes Khánh Hội (hay Vinhomes Harbour City) đã được "phổ biến" mạnh mẽ. Dự án được giới thiệu là tọa lạc tại một vị trí đắc địa - khu đất của cảng Nhà Rồng - Khánh Hội.
Nhiều nhà đầu tư kì vọng dự án này sẽ tạo ra sự liên kết giữa 3 dự án bất động sản tại các cảng chiến lược là: Tân Cảng Sài Gòn, Ba Son và Khánh Hội, góp phần tạo nên chuỗi siêu dự án nằm ngay ven sông Sài Gòn - một trong những vị trí trung tâm, và đẹp bậc nhất tại Tp. Hồ Chí Minh.
Năm 2016, Ngọc Viễn Đông đã chủ trương tăng vốn điều lệ từ 1.153 tỷ đồng lên 5.400 tỷ đồng, tương ứng với 30% tổng vốn đầu tư dự án. VIC quyết định không góp thêm vốn; Nhà đầu tư có vốn nhà nước tại Ngọc Viễn Đông là Cảng Sài Gòn cũng đang gặp khó khăn về tài chính và không thể góp thêm vốn. Thậm chí, Cảng Sài Gòn còn thực hiện xin chủ trương của Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ về việc thoái vốn tại Ngọc Viễn Đông.
“Định vị” chủ mới của Vina Square 152 Trần Phú |
Triển vọng của dự án lúc này phụ thuộc vào quyết định của nhà đầu tư còn lại - Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Bến Nghé (Bến Nghé).
Và dữ liệu của VietTimes cho thấy, Bến Nghé đã góp thêm số tiền lên tới hơn 4.580 tỷ đồng để giúp Ngọc Viễn Đông tăng vốn điều lệ thành công, nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 84,82% (theo đăng ký thay đổi nội dung doanh nghiệp vào tháng 5/2016). Các cổ đông khác là VIC và Cảng Sài Gòn giảm tỷ lệ sở hữu xuống chỉ còn 9,62% và 5,6% vốn điều lệ.
Bắt đầu từ tháng 02/2017, trụ sở Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Bến Nghé được chuyển về địa chỉ này, tại một căn nhà rất bình thường trên con phố Hồ Huấn Nghiệp, Quận 1. Căn nhà nhìn thẳng sang khách sạn Grand Hotel, và mất ít bước đi bộ để tới tòa nhà Saigon Times Square.
|
Qua đó, Bến Nghé đã vươn lên trở thành công ty mẹ của Ngọc Viễn Đông. Nhưng cần thiết phải nói rằng, Bến Nghé vẫn còn là cái tên xa lạ với phần đông thị trường. Trong khi dự án Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội lại quá "khủng".
Vậy, Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Bến Nghé của ai?./.
Đón đọc...