Chiến lược điện thoại gấp của Samsung trong thị trường các sản phẩm điện tử

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Samsung Electronics đang định hướng thị trường điện thoại chủ đạo sang điện thoại gấp, với hy vọng tăng đơn giá bán hàng và thúc đẩy sản xuất tấm nền diode phát quang OLED của doanh nghiệp.
Điện thoại cầm tay Galaxy Z Fold4 của Samsung. Ảnh DigiTimes
Điện thoại cầm tay Galaxy Z Fold4 của Samsung. Ảnh DigiTimes

Samsung dự kiến ​​sẽ bán hơn 6 triệu điện thoại gấp trong quý 3 năm 2022 và sẽ bán tấm nền OLED cho các nhà sản xuất thiết bị cầm tay khác, đây là chiến lược thông thường của Samsung.

Nhưng tỷ trọng điện thoại cấp thấp trong danh mục sản phẩm của Samsung không hề thấp. Theo ước tính của UBS (UBS Group AG là ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Thụy Sĩ), trong doanh số bán thiết bị cầm tay năm 2022 của Samsung, gần 60% sẽ là các thiết bị cấp thấp dưới 200 USD và gần 30% sẽ là các mẫu cao cấp có giá trên 300 USD với số lượng xuất xưởng khoảng 74,5 triệu chiếc. Phần còn lại sẽ là các thiết bị cầm tay tầm trung từ 200-300 USD.

Đóng góp lợi nhuận của bộ phận thiết bị cầm tay cho toàn bộ tập đoàn Samsung ước tính sẽ giảm từ 26% vào năm 2021 xuống còn 22% vào năm 2022, lợi nhuận của toàn bộ bộ phận thiết bị cầm tay sẽ giảm gần 20%. Ngoài ra, lợi nhuận của bộ phận điện tử tiêu dùng cũng sẽ giảm từ 364,4 tỉ won xuống 200 tỉ won, giảm hơn 40%.

Đây là một cảnh báo lớn đối với Samsung, công ty từng phụ thuộc nhiều vào những thành phần có thông số kỹ thuật cao, có định vị thị trường cao cấp để tăng doanh thu từ các thành phần then chốt. Nhưng trong bối cảnh kinh tế suy thoái, những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những thành công trong quá khứ rất có thể sẽ trở thành gánh nặng đầu tư vượt mức không thể tránh khỏi.

Dự kiến, Samsung sẽ cố gắng duy trì lợi nhuận tối thiểu là 2,8 nghìn tỉ won trong bộ phận cung cấp bộ nhớ mà chiến lược kinh doanh khó điều chỉnh. Công ty Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC) của Trung Quốc đã đạt 192 lớp cho bộ nhớ 3D NAND, dự kiến ​​sẽ có thị phần hơn 5% năm 2022, đây sẽ là mối đe dọa đối với doanh nghiệp công nghệ khổng lồ về bộ nhớ của Hàn Quốc. Samsung đang dựa vào các đối tác chiến lược như UMC cho các quy trình hoàn thiện của mình, đồng thời tập trung nỗ lực nội bộ vào những quy trình tiên tiến để duy trì khả năng cạnh tranh về bộ nhớ.

Để đạt được những đột phá về thị phần trong phân khúc thiết bị cầm tay cao cấp là điều không dễ dàng. Các điện thoại có thể gập lại và tấm nền OLED của Samsung sẽ là trọng điểm. Hoạt động sản xuất dòng sản phẩm giá rẻ và tầm trung đang được thuê ngoài và Samsung có lẽ đang chuẩn bị để sản xuất tất cả những dòng sản phẩm này tại các nhà máy nước ngoài. Theo DIGITIMES Research, trong số 270 triệu thiết bị cầm tay của Samsung, khoảng 50 triệu chiếc được giao gia công cho ngành công nghiệp Trung Quốc, nhờ đó các nhà máy hỗ trợ của Đài Loan cũng được hưởng lợi.

Gia công nước ngoài của Samsung không chỉ là điện thoại di động cấp thấp, những phân khúc khác như các ứng dụng điều khiển công nghiệp và thiết bị mạng cũng được mở rộng thuê ngoài hoặc mua sắm theo đơn đặt hàng từ các nguồn bên ngoài. Mối quan hệ giữa Samsung và các nhà sản xuất Đài Loan cũng đang bắt đầu bước sang một kỷ nguyên mới. Dường như các nhà sản xuất Đài Loan đã sẵn sàng

Trong lĩnh vực màn hình, OLED có thể đánh bại miniLED và Apple muốn thúc đẩy gia tăng dòng sản phẩm LG Display (LGD) và BOE. Thiết bị cầm tay của Samsung từng chiếm 2/3 lợi nhuận của công ty. Sự bùng nổ nhu cầu chất bán dẫn đã giúp duy trì lợi nhuận tổng thể của Samsung dù bộ phận truyền thông di động (điện thoại di động) đang suy yếu.

Nhưng sự bùng nổ về nhu cầu chất bán dẫn hiện nay dường như đã đến hồi kết, nhu cầu bộ nhớ giảm xuống đầu tiên và Micron và YMTC quan tâm đến nhiều thị phần hơn. Nhà máy Samsung tại Tây An, Trung Quốc, đóng góp 40% số lượng bộ nhớ flash của công ty, hiện trở thành "con tin" do Hàn Quốc được coi là một phần không thể thiếu của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) và liên minh Chip 4 do Mỹ dẫn đầu. Với 60% xuất khẩu chất bán dẫn đến Trung Quốc, Hàn Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc so với Đài Loan, khiến Samsung phải gánh chịu áp lực các xung đột địa chính trị.

Samsung đang quan tâm đến lĩnh vực đúc bán dẫn, nhưng công ty đang phải đối mặt với rào cản cao do TSMC hình thành. Các rào cản cao mang lại cho TSMC lợi thế về cấu trúc sản phẩm trong tương lai gần. Nhưng ưu thế về công nghệ và địa chính trị cho phép Samsung vượt qua rào cản đó và khả năng cao hơn là Samsung sẽ nỗ lực vượt qua rào cản này để có được lợi nhuận từ thị trường Trung Quốc.

Các lô hàng thiết bị cầm tay Samsung ước tính theo phạm vi giá (đơn vị hàng triệu)
Các lô hàng thiết bị cầm tay Samsung ước tính theo phạm vi giá (đơn vị hàng triệu)

Phân tích của chuyên gia Colley Hwang, DIGITIMES Asia, Đài Bắc

Theo DigiTimes