|
Tình hình ở Vũ Hán vẫn rất nghiêm trọng, lực lượng y tế các nơi tiếp tục được tăng cường tới Vũ Hán (Ảnh AP) |
Ủy ban Y tế và Sức khỏe quốc gia Trung Quốc công bố số liệu mới về tình hình dịch bệnh tính đến 24h ngày 15/2:
Từ 0h đến 24h ngày 15/2, cả Trung Quốc đã có thêm 2.009 ca mắc bệnh mới, đưa tổng số lên 68.500 ca; tăng thêm 219 ca bệnh nặng và chết thêm 142 người (Hồ Bắc 139, Tứ Xuyên 2, Hồ Nam 1). Số người nghi nhiễm tăng thêm 1.918. Đến 24h ngày 15/2, tổng số có 68.500 ca bị bệnh được báo cáo, 11.272 ca nặng, nghi nhiễm 8.228, đã xuất viện 9.419 người, tổng số người đã chết: 1.665. Toàn quốc phát hiện 529.418 người có tiếp xúc gần với những người bị bệnh; đang theo dõi y tế 158.764 người. Khu vực Hong Kong, Macao, Đài Loan giữ nguyên con số 84 người bị bệnh như ngày hôm trước: Hong Kong 56 (xuất viện 1, chết 1), Macao 10 (đã xuất viện 3), Đài Loan 18 (xuất viện 1).
Số ca nhiễm COVID-19 trên tàu Diamond Princess ngày càng tăng
Đã có thêm 70 trên con tàu du lịch Diamond Princess, neo đậu tại cảng Yokohama (Nhật Bản) được xác nhận nhiễm virus corona chủng mới - Bộ Y tế, Lao động và An sinh xã hội Nhật Bản công bố.
Những ca mới đã nâng tổng số ca nhiễm nCoV chỉ tính riêng trên con tàu này lên tới 356 người., và nâng tổng số người nhiễm ở Nhật Bản lên 407.
Những công dân Mỹ có mặt trên con tàu này được lựa chọn giữa việc được Bộ Ngoại giao Mỹ cho sơ tán hoặc ở lại tàu. Dự kiến việc sơ tán sẽ bắt đầu vào chiều nay, 16/2, theo giờ Nhật Bản.
Bất cứ ai lựa chọn ở lại tàu sẽ phải bắt đầu trải qua các cuộc xét nghiệm virus corona vào ngày 18/2, và kết quả sẽ được công bố sau đó 3 ngày. Quá trình di dời khách khỏi tàu Diamond Princess dự kiến bắt đầu từ ngày 21/2.
Hàn Quốc có thêm 1 người bị mắc COVID-19
|
COVID-19 đang khiến ngành du lịch Hàn Quốc lao đao (Ảnh: AP)
|
Sáng nay, (16/2) Ủy ban chống dịch bệnh trung ương của Hàn Quốc cho biết có thêm một người đàn ông lớn tuổi được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 ở nước này, đưa tổng số người bị bệnh lên 29. Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc ước tính rằng dịch bệnh đã làm giảm đáng kể số lượng du khách đến thăm Hàn Quốc, khiến nhiều người mất việc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch của Hàn Quốc. Bệnh nhân mới ở Hàn Quốc là một người đàn ông bản địa 82 tuổi, gần đây không đi du lịch, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đại học Seoul được chỉ định. 8 trong số các bệnh nhân ở Hàn Quốc đã được chữa khỏi, xuất viện và 1 người sắp được xuất viện. 20 người còn lại đang được điều trị, tình trạng ổn định. Ngoài ra, Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc đã đưa ra một phân tích ước tính rằng nếu dịch bệnh COVID-19 tăng lên đến mức như dịch bệnh hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) vào năm 2015; dự kiến số du khách nước ngoài đến Hàn Quốc sẽ giảm 1,65 triệu người, làm mất 78.000 việc làm trong ngành du lịch. Các phân tích thậm chí chỉ ra rằng sự bùng phát COVID-19 có thể làm giảm giá trị sản xuất của ngành du lịch trong nước khoảng 8,6 nghìn tỷ won.
Các tỉnh thành Trung Quốc liên tục báo tăng thêm số người bệnh và tử vong
Sáng nay (16/2), các tỉnh, thành, khu tự trị liên tục báo có thêm số người bị bệnh và bị tử vong: Sơn Tây tăng 1 người bị bệnh, đưa tổng số thành 128; Hồ Bắc báo hôm qua tăng thêm 1.843 ca bệnh, chết thêm 139, cả tỉnh đã có 56.294 người bệnh, chất 1.596; Trùng Khánh có thêm 6 người bệnh, tổng số 544; Thượng Hải tăng 2 người, thành 328; Hà Bắc thêm 9, thành 300; Hắc Long Giang thêm 20, tổng số 445. Quảng Tây thêm 2, thành 237; Sơn Đông thêm 5, thành 537; Cát Lâm thêm 1 thành 89; Hà Nam thêm 19, tổng số 1.231; Phúc Kiến thêm 2, thành 287. Tân Cương tăng 1 ca, thành 71; Giang Tây thêm 12, thành 219; Hồ Nam thêm 3 người bệnh và 2 ca tử vong, tổng số 1.004 ca bệnh, 3 tử vong. Quý Châu tăng 1 ca, tổng cộng 144 người bị bệnh; Chiết Giang thêm 5, thành 1.167; Liêu Ninh tăng 1, thành 120; Thiểm Tây thêm 4, thành 236. An Huy tăng thêm 12, thành 962; Tứ Xuyên tăng 11 ca bệnh và 2 tử vong, thành 481 người bị bệnh, 3 tử vong. Quảng Đông tăng thêm 22, thành 1.316. Bắc Kinh tăng 5, thành 380; Giang Tô thêm 13, thành 617 ca bị bệnh. Vân Nam tăng 1, thành 169 người mắc bệnh; Nội Mông tăng 2, cộng thành 70.
Một hành khách bị COVID-19, Đài Loan khẩn cấp truy tìm 60 tài xế taxi đã chở khách của du thuyền MS Westerdam
|
Du thuyền MS Westerdam của Mỹ, khởi hành từ Hồng Kông từ ngày 1/2 đã xác nhận ca mắc bệnh COVID-19 đầu tiên vào thứ Bảy (15/2) là một hành khách. Tàu du lịch này đã cập cảng Cao Hùng, Đài Loan vào ngày 4/2. Hơn 200 hành khách đã rời tàu và các xe taxi đã chở họ đến các điểm tham quan chính ở Cao Hùng. Văn phòng y tế thành phố Cao Hùng hôm nay, Chủ nhật 16/2 đã kêu gọi các tài xế taxi liên hệ với đơn vị phòng chống dịch nếu họ đã đón các hành khách vào ngày hôm đó. Văn phòng Y tế Cao Hùng cho biết, 38 người trên tàu MS Westerdam bị sốt nhưng không xuống. Những hành khách xuống bến đã được hơn 60 xe taxi chở đi tham quan các điểm. Malaysia đã xác nhận 1 du khách người Mỹ bị COVID-19. Cục Giao thông đã được yêu cầu hỗ trợ để nắm bắt danh sách các tài xế taxi đã chở hành khách trên tàu và kêu gọi các tài xế liên hệ với Cục Y tế hoặc Cục Giao thông càng sớm càng tốt để làm rõ nơi hành khách ở lại và hợp tác tiến hành các biện pháp phòng dịch tại nhà sau đó. Công ty Cảng vụ Đài Loan cho biết họ sẽ tìm hiểu thông tin từ Cục quản lý xuất nhập cảnh để tìm hiểu chính xác có bao nhiêu hành khách xuống tàu vào thời điểm đó và hành khách được xác nhận bị bệnh có xuống tàu ở Cao Hùng hay không?
Số liệu cập nhật về virus corona
Hiện trên toàn thế giới có ít nhất 69.260 trường hợp xác nhận nhiễm COVID-19, và 1.666 trường hợp tử vong.
1. Australia (15 ca nhiễm)
2. Bỉ (1 ca nhiễm)
3. Campuchia (1 ca nhiễm)
4. Canada (7 ca nhiễm)
5. Phần Lan (1 ca nhiễm)
6. Pháp (11 ca nhiễm, 1 death)
7. Đức (16 ca nhiễm)
8. Hong Kong (56 ca nhiễm, 1 death)
9. Ấn Độ (3 ca nhiễm)
10. Italy (3 ca nhiễm)
11. Nhật Bản (Tổng số 407 ca: 51 ca nhiễm trên đất liền, trong đó có 1 ca tử vong + 356 ca nhiễm trên tàu Diamond Princess)
12. Macao (10 ca nhiễm)
13. Malaysia (19 ca nhiễm)
14. Nepal (1 ca nhiễm)
15. Philippines (3 ca nhiễm, 1 death)
16. Nga(2 ca nhiễm)
17. Singapore (72 ca nhiễm)
18. Hàn Quốc (29 ca nhiễm)
19. Tây Ban Nha (2 ca nhiễm)
20. Sri Lanka (1 ca nhiễm)
21. Thụy Điển (1 ca nhiễm)
22. Đài Loan (18 ca nhiễm)
23. Thái Lan (33 ca nhiễm)
24. UAE (8 ca nhiễm)
25. Liên hiệp Vương quốc Anh (8 ca nhiễm)
26. Mỹ (15 ca nhiễm)
27. Việt Nam (16 ca nhiễm)
28: Ai Cập (1 ca nhiễm)
Hong Kong xác nhận thêm 1 trường hợp mới nhiễm COVID-19
Chính quyền Hong Kong vừa xác nhận thêm 1 trường hợp nhiễm COVID-19 và đó là 1 người đàn ông 54 tuổi mới được xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới.
Người đàn ông này ban đầu không hề xuất hiện triệu chứng bệnh nhưng sau đó được xác nhận dương tính với nCoV trong một cuộc xét nghiệm chiều hôm 15/2 vừa qua. Người đàn ông chưa từng tiếp xúc với các bệnh nhân, chính quyền Hong Kong cho hay.
Trường hợp mới đã nâng tổng số ca nhiễm nCoV ở Hong Kong lên tổng số 57 người, trong đó có 1 người đã tử vong.
Người bị cách ly kêu trời vì phải trả tiền ở khách sạn
Gần đây, rộ lên thông tin những người quay lại làm việc đã phải trả số tiền phòng và ăn ở cao ngất tại điểm cách ly được chỉ định do nghi ngờ nhiễm nCoV. Ngày 11/2, một cặp vợ chồng đã kết thúc việc cách ly 14 ngày tại một khách sạn ở huyện Tịnh Biên, Thiểm Tây trước khi quay lại làm việc và được yêu cầu trả hơn 6.000 Nhân dân tệ (21 triệu VND) cho tiền phòng và ăn đã gây bão dư luận. Theo hình ảnh hóa đơn tính tiền được đăng tải, họ phải trả mỗi ngày 228 tệ tiền phòng (798 ngàn VND) và 105 tệ tiền ăn/người/ngày (367 ngàn VND).
|
Hóa đơn tính tiền phòng và tiền ăn gây sốt cộng đồng mạng Trung Quốc (Ảnh: Guancha)
|
Về vấn đề này, quan chức huyện Tịnh Biên cho rằng trong thời gian cách ly, chi phí ăn ở và chỗ ở do người bị cách ly tạm thời chịu. Nếu tỉnh hoặc thành phố có chính sách trợ cấp,khoản tiền đó sẽ được hoàn trả lại kịp thời. Liên quan đến vấn đề người bị cách ly phản ánh mức giá quá cao, huyện đã thương lượng với khách sạn và công ty cung cấp dịch vụ ăn uống để giảm một nửa phí liên quan.
Một số cư dân mạng cho rằng phương pháp này bị nghi ngờ đã vi phạm các quy định có liên quan về các biện pháp cách ly trong Luật về phòng chống và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm; theo đó Luật quy định rằng trong thời gian cách ly, cấp chính quyền thực hiện các biện pháp cách ly sẽ đảm bảo đời sống cho người bị cách ly, nếu người bị cách ly có đơn vị làm việc, đơn vị không được ngừng trả lương trong thời gian bị cách ly. Tuy nhiên, có luật sư lại cho rằng đối tượng kiểm dịch quy định tại Điều 41 Luật này được xác định, đề cập đến nơi xảy ra trường hợp bệnh truyền nhiễm loại A hoặc các cá nhân ở trong các khu vực cụ thể; những người bị cách ly trước khi quay lại làm việc không phải bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh và bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm được quy định theo luật.
Từ đầu tháng 2, bước vào thời kỳ cao điểm người lao động quay lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết; rất nhiều các khách sạn và nhà nghỉ được chính quyền địa phương trưng dụng để cách ly họ trước khi quay lại nhà máy, xí nghiệp. Ví dụ, từ ngày 5/2, 61 khách sạn và nhà nghỉ ở Tây An đã được chỉ định là điểm cách ly của người đi làm trở lại. Tại cuộc họp báo về công tác kiểm soát và phòng chống dịch bệnh COVID-19 của chính quyền tỉnh Chiết Giang được tổ chức vào ngày 15/2, Phó Thị trưởng thường trực thành phố Hải Ninh ông Bộc Tân Đạt, đã giới thiệu rằng có 284 khách sạn trong thành phố với 11.834 phòng có phòng vệ sinh khép kín đã được sử dụng cho việc cách ly. Các thành phố Tô Châu, Vô Tích, Thường Châu, Nam Thông... ở tỉnh Giang Tô đã bố trí các điểm cách ly tập trung cho công nhân ở “vùng dịch bệnh nghiêm trọng” trở lại làm việc.
Toàn Trung Quốc đại lục đã có 68.431 người mắc bệnh được báo cáo, đã xuất viện 9.300, tổng cộng chết 1.663 người, nghi nhiễm 8.969.
Tỉnh Hồ Bắc, trung tâm và nơi bùng phát dịch bệnh COVID-19 số người bệnh vẫn tăng nhanh. Tính đến 24h đêm 15/2, tỉnh này đã xác nhận có thêm 1.843 ca bệnh mới (trong đó Vũ Hán 1.548); cả tỉnh có thêm 139 ca tử vong trong 24 giờ qua, (trong đó Vũ Hán 110; có thêm 849 người được xuất viện.
Theo Ủy ban Y tế và Sức khỏe tỉnh Hồ Bắc, tính đến 24h đêm 15/2, cả tỉnh đã có thêm tổng số 1.843 ca mắc bệnh mới, đưa tổng số lên 56.249 ca mắc bệnh (Vũ Hán 39.462); đã xuất viện tổng cộng 5.623, đã chết 1.596 người (Vũ Hán 1.233). Hiện đang còn 39.447 người đang điều trị tập trung tại các bệnh viện; trong đó 8.439 ca nặng, 1.957 người nguy cấp; phát hiện 183.183 người tiếp xúc gần với những người bị bệnh, theo dõi y tế đối với 74.261 người.
|
Nguồn máu dự trữ tại một số địa phương thiếu nghiêm trọng (Ảnh Chinanews)
|
Tình hình COVID-19 ở Trung Quốc được đánh giá là vẫn nghiêm trọng (疫情严峻,dịch tình nghiêm tuấn), dẫn đến việc kho máu dự trữ thiếu nghiêm trọng. Điển hình là tỉnh An Huy với hơn 900 người bị bệnh, 6 người tử vong, lượng máu dự trữ chỉ đủ dùng trong 3 ngày, hiện nay mọi ca phẫu thuật theo lịch hẹn đều đã phải dừng; trong khi đó những người bị ung thư máu, bệnh về máu, bị thương ngoài ý muốn và sản phụ cần tiếp máu... đều rất cần máu; lượng máu dự trữ đã trong tình trạng báo động toàn diện.
Bệnh nhân bị bắt ngay sau khi xuất viện vì che giấu bệnh, lây nhiễm cho người khác
Chiều ngày 15 tháng 2, Trương X Trí, người cố tình che giấu bệnh tình và nhổ nước bọt làm 2 nhân viên y tế ở thành phố Đông Phương bị nhiễm COVID-19 đã bị cảnh sát bắt giữ điều tra sau khi được xuất viện. Các cảnh sát thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam đã đến Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hải Nam đưa Trí về nơi giam giữ điều tra và xử lý.
Trương X Trí quê ở Urumqi, Tân Cương, hiện đang cư trú tại Đông Phương. Sau khi có các triệu chứng như sốt, ho, khạc đờm trắng và khó thở, anh ta cố tình che giấu lịch sử tiếp xúc với người Vũ Hán khi đến Bệnh viện Nhân dân Đông Phương nhiều lần và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19.
|
Trương X Trí bị cảnh sát Hải Nam bắt điều tra xử lý ngay sau khi xuất viện (Ảnh: Guancha)
|
Sau khi có triệu chứng nhiễm bệnh, Trí cố tình che giấu sự tiếp xúc gần gũi với chị gái, anh rể đến từ Vũ Hán, nhổ nước bọt nhiều lần trong lúc truyền dịch, cãi nhau với nhân viên y tế.
Vào ngày 29 tháng 1, Trí đến Hải Khẩu để kiểm tra tại Bệnh viện tỉnh Hải Nam và được Bệnh viện xác nhận là bệnh nhân COVID-19.
Điều này đã dẫn đến việc nhiều nhân viên y tế và những người tiếp xúc gần với Trí phải cách ly để theo dõi, toàn bộ cộng đồng dân cư nơi Trí cư trú bị đóng cửa để quản lý. Hành vi của Trí phá hoại nghiêm trọng công tác ngăn chặn và khống chế dịch bệnh, gây thiệt hại cho thành phố Đông Phương, và cũng gây nguy hại cho an toàn xã hội, tạo thành hậu quả nghiêm trọng.
Công an thành phố Đông Phương cho rằng hành vi của Trí đã gây nguy hại cho an ninh công cộng, quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với anh ta để điều tra và xử lý.
Số người nhiễm COVID-19 trên tàu Diamond Princess đã tăng lên 285, Mỹ đang chuẩn bị di tản công dân
Theo Washington Post ngày 15/2, cùng ngày, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản đã gửi email cho hành khách Mỹ trên tàu Diamond Prinsess, thông báo sẽ gửi máy bay thuê bao đến đón công dân Mỹ trở về.
Email nói rằng Bộ Ngoại giao sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế và Dịch vụ dân sinh và các cơ quan khác để cung cấp cho những hành khách này một chuyến bay thuê bao đưa họ từ Nhật Bản đến Căn cứ Không quân Travis ở California, hoặc căn cứ không quân Lackland, Texas.
|
Tàu Diamond Princess đã trở thành ổ dịch với ít nhất 285 người bị bệnh (Ảnh: Đa Chiều).
|
Máy bay sẽ đến Nhật Bản vào tối Chủ nhật (16/2) và hành khách sẽ được sàng lọc trước khi lên máy bay. Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác Nhật Bản để đảm bảo rằng bất kỳ hành khách có triệu chứng nào cũng sẽ nhận được sự chăm sóc cần thiết ở Nhật Bản nếu họ không thể lên máy bay."
“Hành khách trở về Mỹ từ khu vực có nguy cơ cao phải được cách ly. Do đó, khi về đến Mỹ, họ cần phải trải qua 14 ngày cách ly”.
Đại sứ quán nói rằng những hành khách chọn cách không quay trở lại Mỹ trên chuyến bay này có thể sẽ không thể quay về được “trong một thời gian nữa”. CNN hôm 7/2 đã đưa tin có 430 người Mỹ trên du thuyền này.
Du thuyền Diamond Princess có 2.666 hành khách và 1,045 thành viên thủy thủ đoàn. Nó đã bị cách ly trong 14 ngày bắt đầu từ ngày 5/2 và lẽ ra đã kết thúc vào ngày 19. Tuy nhiên, một số hành khách cao tuổi trên tàu đã xuất hiện tình trạng không đủ thuốc. Ngoài ra, một số người bày tỏ sự không hài lòng với tiến độ rà soát của nhân viên kiểm dịch. Đáp lại, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã ban hành một thông báo vào ngày 13 tháng 2 nói, nếu có kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính đối với hành khách cao tuổi trên tàu, có thể sắp xếp để họ rời tàu trước và đi đến điểm cách ly tiếp theo.
Trang Weibo của Nhân dân Nhật báo cho biết, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Kato Katsuyuki cho biết trong một cuộc họp báo vào tối ngày 15 rằng, có thêm 67 trường hợp bị COVID-19 nữa được xác nhận trên tàu du lịch Diamond Princess, 38 người trong số họ không có triệu chứng gì. Tính đến tối ngày 15, tổng cộng đã có 285 trường hợp COVID-19 đã được xác nhận trên con tàu này.
|
Ấn Độ tuyên bố đã điều trị khỏi tất cả các ca bị COVID-19 (Ảnh: Chinanews).
|
Ấn Độ tuyên bố đã chữa khỏi tất cả các bệnh nhân COVID-19
Theo Chinanews.com ngày 15/2, Ấn Độ cho biết cho đến ngày 14/2, cả ba bệnh nhân bị COVID-19 ở bang Kerala đã được chữa khỏi. Đến thời điểm này, tất cả các bệnh nhân bị COVID-19 ở Ấn Độ đều đã được chữa khỏi.
Tin cho biết Bộ trưởng Tài chính bang, ông Thomas Isaac đã xác nhận thông tin này. Ông đăng trên nền tảng mạng xã hội rằng “giống như đánh bại virus Nipah, Kerala cũng đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lại nCoV. Các nhà chức trách đã xác nhận rằng cả bệnh nhân COVID-19 ở Kerala đã hoàn toàn bình phục”.
Được biết, cả 3 bệnh nhân đều là sinh viên y khoa và họ trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo tin các báo, tính đến ngày 14/2, không có thêm trường hợp bị bệnh nào mới được xác nhận ở Kerala và các quan chức y tế đã loại bỏ khoảng 1.062 trường hợp nghi ngờ. Hiện tại, 2.397 người vẫn đang được theo dõi ở nhà hoặc tại các bệnh viện.