Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp
Thông tin từ VNE, vào ngày 21/6, hiện tượng nhật thực hình khuyên (hay vòng lửa) sẽ diễn ra. Đây là hiện tượng nhật thực đầu tiên trong năm 2020 nhưng chỉ có thể quan sát thấy tại một số khu vực trên thế giới.
Cụ thể, nó sẽ bắt đầu ở Cộng hòa Congo ở miền trung châu Phi, sau đó lần lượt đi qua Ethiopia, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan.
Lúc này, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất sẽ nằm trên cùng một đường thẳng. Nhưng do Mặt Trăng nằm xa Trái Đất hơn mọi khi (trên quỹ đạo hình elip), nó không thể che kín Mặt Trời nên tạo ra một vành sáng nhỏ có hình chiếc nhẫn.
Theo các chuyên gia thiên văn, nhật thực một phần sẽ bắt đầu ở Đông Phi vào lúc 10h45 theo giờ Hà Nội và đạt cực đại (nhật thực hình khuyên) khoảng một giờ sau đó. Vòng lửa dự kiến kéo dài gần 4 tiếng trước khi kết thúc trên Thái Bình Dương.
Ở Việt Nam, vào 21/6, bạn chỉ quan sát được pha nhật thực một phần. Sau lần xuất hiện này, phải đến năm 2023 chúng ta mới có thể chứng kiến nhật thực một lần nữa tại Việt Nam.
Dự kiến, nhật thực lần thứ 2 trong năm 2020 sẽ xảy ra vào ngày 15/12 dưới dạng nhật thực toàn phần, có thể quan sát trên khắp Nam Mỹ.
Các thiết bị giúp xem nhật thực an toàn cho đôi mắt
Nhật thực thực chất là Mặt Trăng che Mặt Trời, khi hiện tượng nhật thực không hoàn toàn xảy ra thì lượng sáng Mặt Trời có nguồn năng lượng rất lớn. Khi nhìn vào hiện tượng đó thì mắt sẽ bị tổn thương do các tia cực tím, tử ngoại, và các loại tia không nhìn thấy khác tác động trực tiếp đến võng mạc gây bỏng phù võng mạc, lâu dài còn gây đục thủy tinh thể.
Trên tờ Sức khỏe và Đời sống, BS CKII Trần Ánh Dương - Trưởng Khoa Mắt, BV Việt Nam Cuba Đồng Hới (Quảng Bình), cho biết đã từng khám và điều trị cho một vài bệnh nhân bị tổn thương võng mạc do nhìn vào nhật thực hoặc nhìn thẳng vào Mặt Trời.
Quan sát gián tiếp bằng Solar Glasses
Theo tờ Thiên văn Việt Nam, tác giả Đặng Vũ Tuấn Sơn cho rằng để nhìn trực tiếp vào mặt trời nói chung và nhật thực nói riêng mà không hại tới mắt trực tiếp vào mặt trời nói chung và nhập thuật nói riêng mà không hại tới mắt ngay cả khi quan sát liên tục nhiều phút thì bạn cần có một chiếc kính được thiết kế gọi là Solar Glasses (khác với Sunglasses - kính râm).
Kính quan sát nhật thực. Ảnh: Internet
|
Loại kính này có hai mắt kính được thiết kế dành riêng cho việc lọc các bức xạ nguy hiểm từ mặt trời; có tác dụng với mắt trong điều kiện bình thường nên bạn dùng để nhìn vào ống nhòm hay kính thiên văn thì không có tác dụng.
Nó có hai mắt kính vàng và khung - gọng làm bằng bìa cứng là dụng cụ rất phổ biến trên thế giới, thường được bán với giá rất rẻ chỉ từ 0.5 đến 0.85 USD. Hiện nay, ở Việt Nam cũng bán phổ biến các loại kính này.
Tuy nhiên, khi mua bạn cần chọn cửa hàng, công ty, tổ chức kho học đáng tin cậy để có được sản phẩm chất lượng. Nếu kính không được chế tạo bằng đúng loại polyme đen được chứng nhận, có thể lọc được 99.9% ánh sáng cường độ cao thì đều không đảm bảo cho việc bảo vệ mắt khi quan sát nhật thực.
Đồng thời, khi mua cần kiểm tra kỹ kính còn nguyên vẹn hay không. Bạn hãy đeo kính và dùng đèn có ánh sáng mạnh chiếu thẳng vào mắt xem có bị lọt một tia sáng nào vào hay không để nhận thấy những vết rách nhỏ đến mức bạn không nhìn thấy được.
Khi quan sát, nên đeo kính thật sát mắt, thâm chí dùng tay giữ kính thật chặt. Ngoài ra, bạn nên đội mũ để cản ánh sáng mặt trời lọt vào mắt từ phía trên, nếu không thì việc đeo kính sẽ không còn nhiều tác dụng.
Sun filter cho kính thiên văn
Việc nhìn vào mặt trời, hiện tượng nhật thực chỉ bằng các dụng cụ: kính thiên văn, ống nhòm, ống kính máy ảnh, camera là tuyệt đối cấm kỵ.
Để nhìn mặt trời, quan sát hiện tượng nhật thực bằng các thiết bị này, bạn có thể sử dụng thêm một bộ lọc bắt buộc là Sun filter (hay Solar filter)
Đây là vật có dạng hình tròn lớn, được chế tạo chuyên dụng bằng một vật liệu có khả năng lọc hầu hết các bức xạ từ mặt trời. Loại filter này được lắp phía trước vật kính của các kính thiên văn để ngăn bớt bức xạ mặt trời trước khi nó đi qua vật kính.
Bên cạnh đó, vật có dạng tròn nhỏ là một dụng cụ được bán khá phổ biến, có thể lắp vào thị kính của các kính thiên văn để lọc ánh sáng mặt trời khi bạn nhìn trực tiếp. Tuy nhiên trên thực tế thiết bị này không thực sự an toàn, nhất là với các kính có trường rộng, khả năng thu nhiều ánh sáng sẽ có thể gây vỡ tấm lọc, gây nguy hiểm cho mắt. Do đó, tác giả Đặng Vũ Tuấn Sơn khuyến chỉ nên sử dụng Sun filter khi kính của bạn có độ mở đủ nhỏ (dưới 80mm).