Trong tuần cuối cùng tháng 12/ 2022, Hàn Quốc thông qua một dự luật sửa đổi được coi là "đạo luật chip Hàn Quốc", mở rộng ưu đãi thuế cho các khoản đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Dự luật sửa đổi Đạo luật Hạn chế Thuế Đặc biệt về cơ bản đã nâng mức giảm thuế doanh nghiệp cho hoạt động đầu tư hạ tầng cơ sở lên 8% cho các tập đoàn lớn Samsung Electronics và SK Hynix từ mức 6% trước đó.
Trong khi đó, quy định giảm thuế cho những doanh nghiệp vừa và các công ty được phân loại là vừa hoặc nhỏ không thay đổi, lần lượt là 8% và 16%. Đạo luật chip của Hàn Quốc, khi được thông qua, thực sự không giảm bớt những sự quan tâm của các bên liên quan trong ngành. Trên thực tế, những nhà phân tích kinh tế, theo dõi ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, động thái cắt giảm thuế cho các tập đoàn lớn vẫn thấp hơn nhiều so với mức giảm thuế 2 con số đang được đưa ra ở các quốc gia khác.
Khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nhậm chức vào tháng 5, ông cam kết giảm thuế 20%, nhấn mạnh tầm quan trọng của kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn. Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền khi lần đầu tiên đề xuất dự luật sửa đổi, trong đó có điều khoản tăng chiết khấu thuế từ 6% cho các tập đoàn lớn lên 20%. Đối với các công ty quy mô vừa, đảng cầm quyền cũng tìm cách tăng tỷ lệ ưu đãi thuế từ 8% lên 25%, tăng ưu đãi thuế lên 30% cho các công ty vừa và nhỏ.
Nhưng tỷ lệ đề xuất được điều chỉnh xuống còn 10%, sau khi Đảng Dân chủ, đối lập chính của Hàn Quốc chỉ trích việc cắt giảm thuế cao là trợ cấp không công bằng cho người giàu. Tỷ lệ này hạ xuống một lần nữa đạt mức cuối cùng như đã nêu ở phần trên, khi Bộ Kinh tế và Tài chính đưa ra sự quan ngại về khả năng giảm thu ngân sách của chính phủ.
Tổng thống Yoon vẫn kiên định về lập trường của mình đối với những ưu đãi lớn hơn để thúc đẩy lĩnh vực kinh tế quan trọng này. Theo tuyên bố của Bộ Tài chính, trong nỗ lực thúc đẩy mới nhất của tổng thống, những công ty lớn sẽ nhận được khoản tín dụng thuế 15% cho những khoản đầu tư vào các cơ sở sản xuất, tăng so với kế hoạch 8% theo Đạo luật được thông qua vào tháng trước. Ngoài ra, chi tiêu vốn hóa của các công ty vừa và nhỏ sẽ được giảm thuế 25%, tăng từ 16%.
Ngay cả hoạt động đầu tư bổ sung vào sản xuất chip cho năm 2023 cũng sẽ được giảm thêm 10% thuế, Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết. Kế hoạch mở rộng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất chip của chính quyền do ông Yoon đứng đầu sẽ được đề xuất trong tháng 1/2023, có thể giảm gánh nặng thuế cho các công ty trong lĩnh vực sản xuất các linh kiện bán dẫn hơn 3,6 nghìn tỉ won (2,8 tỉ USD).
Chủ tịch ủy ban quốc hội đặc biệt thuộc Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền, Hạ nghị sĩ Yang Hyang-ja cũng chỉ trích mạnh mẽ Đạo luật sửa đổi chip Hàn Quốc vào tháng 12/2022 là "nửa vời". "Tiêu chuẩn toàn cầu về đầu tư bán dẫn là 25%, Mỹ là 25%, Đài Loan là 25% và Trung Quốc là 100%. Hàn Quốc đặt ưu đãi thuế ở mức 8%. Điều khoản này sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh như thế nào?" bà đặt câu hỏi.
CEO Samsung Electronics, trở thành nhà lập pháp đã chuyển sang vị thế độc lập chính trị khi bà rời khỏi Đảng Dân chủ đối lập chính vào năm 2022. Bà nhấn mạnh: "Số tiền rò rỉ chảy vào Mỹ lên tới khoảng 300 nghìn tỉ won (234 tỉ USD). Quy mô của “cuộc di cư tài chính từ Hàn Quốc” sẽ ngày càng lớn hơn.
Mặc dù việc một chính quyền đề xuất những thay đổi mang tính bản chất ngay sau khi một dự luật được thông qua là điều bất thường, Yoon đã ra lệnh cho chính phủ vào tuần trước đưa ra các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy ngành công nghiệp chip. Ông cáo buộc các nhà lập pháp đối lập ngăn cản nhà nước thực hiện những nỗ lực quan trọng nhằm phát triển ngành công nghệ chiến lược trong khi các quốc gia khác chi hàng tỉ USD cho hỗ trợ chính sách phát triển công nghiệp bán dẫn.
Tuy nhiên, hiện nay, không chắc chắn rằng, xuất sửa đổi đạo luật chip sửa đổi có nhận được sự ủng hộ cần thiết của đảng đối lập, chiếm đa số tại quốc hội hay không. Trên thế giới, các cường quốc công nghệ như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đang đổ hàng tỉ USD vào kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng chip nội địa, càng ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận chủ nghĩa bảo hộ công nghệ sau đại dịch.
Mỹ đã thông qua Đạo luật Khoa học và Chip vào tháng 7/2022, nỗ lực đưa công nghệ chip, dây chuyền sản xuất và các hoạt động đầu tư đổi mới vào quốc gia này. Đạo luật Chips cung cấp 52,7 tỉ USD khuyến khích nghiên cứu và thúc đẩy phát triển nguồn cung chip trong nước, đồng thời cung cấp khoản tín dụng thuế đầu tư 25% chi phí vốn cho sản xuất linh kiện bán dẫn và hệ thống trang thiết bị liên quan.
Theo Tech Wire Asia