Các nước hợp tác công - tư trong xây dựng hạ tầng giao thông thế nào?

Những sân bay trọng yếu đã được Nhà nước đầu tư trước đây như Mumbai, Delhi được Ấn Độ nhượng quyền vận hành khai thác cho tư nhân.
Chính quyền Bangkok còn thành lập ủy ban chính sách PPP dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ tài chính đóng vai trò là Phó chủ tịch. Ảnh: Bloomberg
Chính quyền Bangkok còn thành lập ủy ban chính sách PPP dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ tài chính đóng vai trò là Phó chủ tịch. Ảnh: Bloomberg

Gần đây, mô hình hợp tác công tư (PPP) được nhắc đến rất nhiều ở Việt Nam. Đây là hình thức kêu gọi sự chung tay của khối tư nhân, được kỳ vọng sẽ tạo đột phá cho việc huy động nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông.

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ đặt ra yêu cầu phải thay đổi cách tiếp cận phát triển. Trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, cần đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia các doanh nghiệp thông qua hình thức đối tác công - tư.

Tuy nhiên, theo phương thức thu hút nhà đầu tư cần phải thay đổi. Cụ thể, cần có khuôn khổ pháp lý đảm bảo sự an toàn, giảm rủi ro cho nhà đầu tư.

“Bên cạnh đó, tư cách của nhà đầu tư phải được xác lập vững chắc hơn. Hiện nay, trong triển khai các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức PPP, nhà đầu tư vẫn ở thế đi xin, còn cơ quan Nhà nước ở thế đi cho. Hai vị thế này hoàn toàn khác nhau, dễ gây thiệt thòi cho nhà đầu tư”, ông Thiên nói.

Trên thế giới, đối tác công - tư là mô hình hợp tác phổ biến. Nhiều nước có đặc điểm tương đồng với Việt Nam đã áp dụng thành công mô hình này, Trung tâm nghiên cứu BIDV thống kê.

Ấn Độ

Hình thức đầu tư PPP tại Ấn Độ được phát triển mạnh mẽ kể từ khi quốc gia này tự do hóa nền kinh tế từ năm 1991. Đến nay Ấn Độ đã có 981 dự án PPP với tổng mức đầu tư 135 tỷ USD.

Đối với lĩnh vực đường bộ, Ấn Độ đã thành lập Ủy ban đường quốc lộ (NHAI) chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường quốc lộ và cao tốc quốc gia.

 Ủy ban đường quốc lộ (NHAI) chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường quốc lộ và cao tốc quốc gia.

Cơ quan này đã áp dụng hình thức BOT đối với hầu hết các dự án đầu tư, xây dựng mới. NHAI còn có vai trò trong việc chuẩn hóa các hợp đồng BOT và xây dựng mô hình giảm giá thỏa thuận. Đây là mô hình nhằm đảm bảo tính liên tục trong việc thực hiện dự án của nhà đầu tư, bao gồm nghĩa vụ của nhà nước trong đảm bảo hạ tầng trước khi triển khai dự án, bảo lãnh thanh toán cho nhà đầu tư,...

Chính phủ New Delhi còn thành lập quỹ hỗ trợ thiếu hụt tài chính nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trong trường hợp các nguồn thu khai thác dự án không đủ bù đắp các chi phí đầu tư. Mức hỗ trợ tối đa 40% tổng chi phí đầu tư.

Các lĩnh vực khác như đường sắt, cảng biển, sân bay cũng thu hút sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân. Cảng biển được áp dụng theo hình thức BOT và áp dụng mô hình giảm giá thỏa thuận trong quá trình triển khai.

Đối với đường sắt, các nhà đầu tư tư nhân được tham gia vào lắp đặt đường ray, cung cấp các dịch vụ vận tải và bảo trì.

Trong lĩnh vực đường không, các sân bay mới được đầu tư theo hình thức BOT. Những sân bay trọng yếu đã được Nhà nước đầu tư trước đây như Mumbai, Delhi được nhượng quyền vận hành khai thác cho tư nhân.

Để thúc đẩy huy động vốn cho quá trình xã hội hóa, chính Phủ Ấn Độ đã thành lập Công ty tài chính phát triển kết cấu hạ tầng nhằm huy động tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó cung cấp vốn cho các dự án một cách trực tiếp hoặc thông qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Thái Lan

Quốc gia này bắt đầi triển khai hình thức đầu tư PPP từ đầu những năm 1990. Chính quyền Bangkok còn thành lập ủy ban chính sách PPP dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ tài chính đóng vai trò là Phó chủ tịch.

Ủy ban là cơ quan đầu mối của cả nước trong việc phê duyệt các dự án PPP cũng như thường xuyên điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với thực tế.

Cơ quan quản lý và phê duyệt các dự án đường bộ có thu phí là Cục đường quốc lộ  – một cơ quan của nhà nước.

Một ga đường sắt của Thái Lan.

Đối với các dự án đường cao tốc thì do Cơ quản quản lý đường cao tốc – một doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm quản lý. Các dự án đầu tư đều sử dụng hình thức BOT.

Đối với hệ thống cảng biển, Chính phủ Thái Lan thành lập Cơ quan quản lý cảng biển (PAT),một loại hình doanh nghiệp nhà nước để quản lý và phát triển các cảng biển.

Hiện Thái Lan có 8 cảng nước sâu quốc tế, trong đó các cảng quan trọng do PAT vận hành. Đối với các cảng mà PAT đang quản lý, PAT tiến hành cho các nhà đầu tư tư nhân thuê lại các cầu tàu hoặc nhượng quyền khai thác lại cho một số công ty vận tải lớn.

(còn tiếp)

THẢO MAI theo BizLive