|
NATO tăng cường thêm quân đến các nước Baltic khiến quan hệ Nga -NATO căng thẳng |
Thoả thuận chính trị này - không phải là một hiệp ước ràng buộc về pháp lý- buộc NATO phải tiến hành phòng thủ tập thể và các nhiệm vụ khác bằng cách đảm bảo khả năng tương tác và hội nhập, chứ không phải là bằng cách bổ sung lực lượng chiến đấu đóng quân lâu dài trên lãnh thổ các nước khối hiệp ước Vác-xa-va trước đây.
Hai mươi năm sau, đạo luật sáng lập NATO-Nga nên được coi là một văn kiện chết - một thỏa thuận chỉ có hiệu lực trên danh nghĩa. Theo ông John R.Deni, giáo sư ngành an ninh tại Viện nghiên cứu chiến lược tại Đại học chiến tranh quân đội Mỹ, NATO nên bỏ qua các điều khoản của đạo luật này để bảo vệ hiệu quả hơn nền an ninh của các nước thành viên dễ bị tổn thương nhất. Một số đồng minh NATO vẫn giữ cam kết với Nga trong môi trường an ninh hiện đã rất khác.
Những hạn chế về tư thế quân sự của NATO ở Đông Âu khá rõ ràng. Điều thường bị lãng quên là đạo luật sáng lập buộc Nga “phải kiềm chế tương tự trong việc triển khai quân đội thông thường ở châu Âu.” Hơn nữa, tất cả các nguyên tắc này đều dựa trên môi trường an ninh của hai thập kỷ trước. Việc Nga sáp nhập Crimea, thực hiện các hoạt động quân sự ở miền đông Ukraine và tiến hành các cuộc diễn tập quân sự lớn ở biên giới các nước thành viên NATO không phải là hành vi thể hiện sự kiềm chế như đã cam kết, và môi trường an ninh hiện nay ở châu Âu cũng chẳng còn giống năm 1997, John R.Deni cáo buộc.
Trong nỗ lực nhằm đáp ứng mối lo ngại an ninh chính đáng của các thành viên dễ tổn thương nhất của NATO trong khi vẫn cố duy trì sự cam kết nhất định với đạo luật sáng lập, NATO đã triển khai sáng kiến tăng cường sự hiện diện. Sự hiện diện liên tục này bao gồm các cuộc triển khai luân phiên và liên tục các đạo quân đến các nước Baltic và Ba Lan.
Trước hành vi này của NATO, liệu Mátxcơva có hoan nghênh sự tuân thủ của liên minh đối với các điều khoản của thỏa thuận sáng lập và tuyên bố các cuộc triển khai quy mổ nhỏ này không phải là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với Nga hay không? Nga đã cáo buộc hành vi này là leo thang căng thẳng, cho rằng nó vi phạm tinh thần của đạo luật và thề sẽ trả đũa. Giải pháp nhằm làm hài lòng cả hai bên của NATO không mang lại kết quả như mong muốn, không những không làm dịu Nga mà cũng không ngăn chặn được mối đe dọa an ninh cho các nước Đông Âu, John R.Deni kết luận.
Ngoài ra theo ông John R.Deni , việc luân phiên triển khai thiết bi và nhân lực tới Đông Âu có thể sẽ cực kỳ tốn kém, và trong một số trường hợp sẽ làm tăng chi phí hơn là đóng quân lâu dài. Hơn nữa, không rõ là sáng kiến củng cố sự hiện diện quân sự này có thúc đẩy năng lực hoạt động quân sự hiệu quả của NATO ở Baltic hay không, hay đây chỉ là động thái đáp trả các thách thức an ninh mà NATO sẽ phải đối mặt ở Đông Âu.
Deni khuyên để xây dựng một tư thế ngăn chặn hiệu quả và bền vững, đảm bảo an ninh cho các nước Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan, NATO cần tách khỏi thỏa thuận sáng lập với Nga. Phải thừa nhận rằng điều này sẽ khó có thể diễn ra trong thời gian ngắn, trước hai sự kiện quan trọng sau đây.
Thứ nhất là Thủ tướng Đức Angela Merkel khó có thể bắt tay vào cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại lớn ở Đức trước cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 9 ở nước này. Thứ hai, liên minh NATO không thể thảo luận về thỏa thuận sáng lập trước khi chính quyền ông Trump có cơ hội xây dựng chiến lược và các chính sách ủng hộ có lơi cho Nga.
Deni cho rằng liên minh nên nhanh chóng, nhưng phải hết sức lặng lẽ, lờ đi đạo luật sáng lập giữa NATO và Nga. Bất kỳ hình thức hủy bỏ chính thức nào cũng sẽ chỉ tạo cho Nga cơ hội coi NATO là kẻ gây hấn. Trong bất kỳ trước hợp nào, việc rút lui khỏi đạo luật này cũng đòi hỏi sự thảo luận nghiêm túc giữa các nước thành viên, nhưng đây sẽ là mục tiêu mà NATO cần đạt được.
Thứ nhất, với tư cách là một thỏa thuận chính trị, Đạo luật sáng lập Nga-NATO cũng nhằm phát triển sự diễn giải về chính trị. Nếu đây là một hiệp định ràng buộc được các nước thành viên phê chuẩn, việc chính sửa lối diễn giải của NATO sẽ phức tạp hơn và tốn thời gian hơn.
Thứ hai, NATO từng nhiều lần thay đổi tư thế quân sự tùy thuộc vào tình hình an ninh mà NATO phải đối mặt và tùy vào sự thay đổi về quy chế thành viên.
Tóm lại, ông John R.Deni cho rằng giờ đây nếu NATO càng sớm lờ đi văn kiện chết này thì liên minh này sẽ càng sớm đáp ứng được các yêu cầu răn đe Nga.