Bộ Y tế công khai quy trình giám định pháp y tử thi có liên quan đến COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Bộ Y tế vừa ban hành quy trình pháp y tử thi có liên quan đến COVID-19 và việc tổ chức thực hiện. 
Các bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân mắc COVID-19 năngk (Ảnh - BYT)
Các bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân mắc COVID-19 năngk (Ảnh - BYT)

Đối tượng nào phải giám định pháp y?

Bộ Y tế cho biết: Theo quy trình pháp y tử thi có liên quan đến COVID-19 và việc tổ chức thực hiện, đối tượng giám định gồm: Trường hợp chết có kết quả xét nghiệm xác định SARS-CoV-2 dương tính; trường hợp chết trong khu vực ổ dịch COVID-19; trường hợp chết khi đang thực hiện cách ly theo quy định; Trường hợp chết nghi nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định.

Quy trình pháp y tử thi có liên quan đến COVID-19 và việc tổ chức thực hiện quy định về yêu cầu, hồ sơ, trình tự giám định pháp y tử thi có liên quan đến COVID-19 và việc tổ chức thực hiện.

Theo Bộ Y tế, khu vực thực hiện giám định phải đảm bảo thông gió tự nhiên, đủ ánh sáng, đủ nước, thuận lợi thực hiện khử khuẩn và xử lý môi trường, được bảo vệ, cách ly với khu vực xung quanh và cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực khám nghiệm tử thi.

Khu vực mổ tử thi phải có đủ dụng cụ chứa chất thải nguy hại theo quy định. 2. Trang thiết bị giám định. Để phục vụ công tác giám định tử thi, cán bộ y tế phải có bộ dụng cụ mổ tử thi; máy cưa sọ, cưa sọ bằng tay, kim chỉ khâu; máy ảnh, máy quay phim (trong trường hợp cần thiết); bông gòn, hoặc khăn thấm nước; băng keo trong lấy dấu vết; băng keo niêm phong mẫu; thước tỷ lệ; hóa chất bảo quản mẫu; phương tiện ghi chép, mã số; xà phòng, dung dịch sát khuẩn và các dụng cụ khác. Dụng cụ lấy mẫu, lưu mẫu và túi nilon đựng lọ bệnh phẩm, hộp đựng bệnh phẩm phải đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Y tế về chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm, đảm bảo có túi đựng tử thi.

Nhân viên y tế phân loại trang thiết bị y tế (Ảnh - BYT)

Nhân viên y tế phân loại trang thiết bị y tế (Ảnh - BYT)

Về phương tiện phòng hộ cá nhân, cán bộ y tế phải lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) theo quy định về tiêu chuẩn bị phòng chống dịch của Bộ Y tế về “Danh mục phương tiện PHCN thiết yếu của 1 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19” và Bộ trang phục phòng chống COVID-19 cấp độ 4 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật, phân loại và lựa chọn bộ trang phục phòng, chống dịch COVID19”; có găng tay cao su dài đến khuỷu tay; tạp dề chống thấm nước.

Khi tiếp nhận thông tin, hồ sơ và đối tượng giám định, người được giao nhiệm vụ tiếp nhận thông tin vụ việc sẽ nhận hồ sơ trực tiếp từ cơ quan trưng cầu giám định, làm thủ tục giao nhận theo quy định. Hồ sơ đủ điều kiện giám định, gồm: Hồ sơ theo quy định chung về giám định tử thi; quyết định trưng cầu giám định; bản sao hợp pháp tất cả hồ sơ liên quan đến nội dung cần giám định; các hồ sơ về y tế có liên quan giám định pháp y (nếu có); biên bản ghi lời khai, nghi can, nhân chứng (nếu có); biên bản niêm phong thu mẫu vật chứng và vật chứng kèm theo (nếu có); tài liệu khác có liên quan. Tùy từng trường hợp, tính chất vụ việc cụ thể mà hồ sơ giám định có thể được bổ sung sau khi khám nghiệm tử thi; tử thi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính bằng phương pháp RT-PCR.

Nếu đủ điều kiện giám định hoặc hồ sơ cần bổ sung, cán bộ được phân công báo cáo lãnh đạo đơn vị để thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này. Nếu không đủ điều kiện giám định, cán bộ được phân công phải báo cáo lãnh đạo đơn vị ban hành văn bản từ chối giám định, nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ trưng cầu giám định.

Người giám định tử thi liên quan đến COVID-19 phải được tiêm tối thiểu 1 mũi vaccine phòng COVID-19

Theo Bộ Y tế, lãnh đạo đơn vị sẽ phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y tiếp nhận giám định. Người tham gia giám định phải là người đã được tiêm tối thiểu 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày.

Số lượng GĐV tối đa là 2 người với 2 người giúp việc (NGV). Nhiệm vụ của GĐK là nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi thực hiện giám định; liên hệ và trao đổi với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan liên quan; chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cho cuộc khám nghiệm, trình tự mổ tử thi, lấy mẫu xét nghiệm; chụp ảnh, ghi chép trong quá trình mổ tử thi. - Trực tiếp thực hiện phẫu tích (nếu cần thiết); cùng Hội đồng khám nghiệm hoàn thiện biên bản khám nghiệm tử thi; giám sát, phối hợp với nhau trong quá trình giám định, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định; hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình giám định và kết luận giám định; báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo đơn vị tổ chức hội chẩn khi cần thiết; giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo đơn vị.

Nhiệm vụ của NGV là chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ theo quy định; thực hiện mổ tử thi, lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của GĐV; vệ sinh sơ bộ tử thi trước khi bàn giao; vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị; thu gom rác thải phát sinh trong quá trình khám nghiệm tử thi (phương tiện PHCN... theo quy định); bàn giao mẫu xét nghiệm (trong trường hợp cơ quan trưng cầu gửi mẫu xét nghiệm) hoặc lưu giữ, bảo quản mẫu trước khi bàn giao cho các cơ sở xét nghiệm; phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt; hoàn thiện hồ sơ giám định.

Nhân viên y tế phun khử khuẩn phòng dịch COVID-19 (Ảnh - Hoàng Anh)

Nhân viên y tế phun khử khuẩn phòng dịch COVID-19 (Ảnh - Hoàng Anh)

Khi giám định tử thi, tổ chức giám định phải làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu giám định và các cơ quan chức năng có liên quan. Ngoài những quy định của giám định tử thi nói chung phải có phương án phối hợp khử khuẩn trước, trong và sau khi khám nghiệm tử thi. Các trường hợp còn lại cần đề nghị cơ quan trưng cầu phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố hoặc Y tế địa phương cử người lấy bệnh phẩm làm test nhanh SARSCoV-2 và xét nghiệm xác định bằng phương pháp RT-PCR.

Về việc mang phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN), Bộ Y tế yêu cầu tất cả những người tham gia vào quá trình khám nghiệm tử thi nhiễm hay nghi nhiễm SARS-CoV-2 đều phải sử dụng phương tiện PHCN tiêu chuẩn theo quy định; toàn bộ kíp giám định phải mang hai lớp găng tay (bên trong là găng tay phẫu thuật, bên ngoài là găng tay cao su dài).

Khi khám nghiệm tử thi, cán bộ phải khám nghiệm theo nguyên tắc khử khuẩn bên ngoài tử thi trước khi tiến hành khám nghiệm; khám ngoài từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, từ trước ra sau; phẫu thuật từng bộ phận khoang cơ thể, thứ tự phẫu thuật từng phần do GĐV quyết định theo nguyên tắc: bộ phận nào có ít nguy cơ lây nhiễm khám trước, bộ phận nguy cơ cao khám sau như hầu, họng, khí quản, phế quản, phổi để hạn chế tiếp xúc dịch tiết.

Tùy theo nội dung quyết định trưng cầu, tính chất vụ việc mà GĐV thực hiện giám định tử thi toàn diện hay giám định từng phần (trong trường hợp có kỹ năng xác định sơ bộ được nguyên nhân chết). Trong quá trình mổ tử thi, cán bộ y tế phải hạn chế tối đa các kỹ thuật xâm lấn các bộ phận, thi thể.

Khi khám ngoài, cán bộ y tế phải nhận dạng tử thi; nhận xét về tư thế tử thi; tình trạng bảo quản tử thi; mô tả đặc điểm quần áo (màu sắc, cũ mới, kiểu quần áo, nhãn hiệu, dấu vết trên quần áo...) các vật dụng, tư trang, giấy tờ có trong túi quần áo. Mô tả các tư trang của nạn nhân, vị trí của vật dụng đó trên tử thi. Giầy dép mới cũ, loại,…; xác định giới tính tử thi; đánh giá tình trạng tử thi: Thể trạng (cao, thấp, gầy, béo); tình trạng cứng tử thi, hoen tử thi (đặc điểm, vị trí, mức độ); mức độ thối rữa (nếu có); đầu (mô tả kỹ về tóc như độ dài, thẳng quăn, màu tóc); mặt (khám kỹ mắt, lông mày, dái tai, miệng, mũi, cằm); răng (răng thật, răng giả, loại răng giả); trợ giúp kỹ thuật hình sự lấy vân tay (nếu cần); kiểm tra, đánh giá bên ngoài tử thi; khám và mô tả đầu, mặt, mắt (niêm mạc mắt, kết mạc, đồng tử), lỗ tai, lỗ mũi, miệng (răng, lưỡi), cổ, toàn thân, các chi theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, từ trước ra sau. Mô tả các đặc điểm thương tích về vị trí, kích thước, màu sắc, tính chất tùy theo loại hình, các vết sẹo, các vết xăm, các dị tật.

Cùng với đó, cán bộ y tế phải kiểm tra vùng cổ, ngực, đánh giá tay, chân,…đo thân nhiệt tử thi (nếu cần thiết). Khi khám trong đầu, cán bộ y tế phải đánh giá tình trạng dưới da đầu; đánh giá tình trạng xương sọ; đánh giá tình trạng nhu mô não, mạch máu não, các khoang não thất. Người giám định cần dùng cưa tay để cưa xương hộp sọ, nhằm hạn chế mạt cưa bắn trong không khí hoặc dùng cưa máy và dùng khăn tắm nước cho chảy vào chỗ cưa, cưa sẽ nhanh và không bị mạt cưa bắn trong không khí.

Khi thu mẫu xét nghiệm, GĐV phải quyết định việc thu mẫu bệnh phẩm và chỉ định cận lâm sàng phù hợp. Cơ quan trưng cầu ra quyết định trưng cầu làm các xét nghiệm cận lâm sàng theo yêu cầu của GĐV. Việc đóng gói mẫu thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Đối với mẫu xét nghiệm mô bệnh học cần dùng formol bảo quản tại chỗ trước khi đóng gói. Khi tháo bỏ phương tiện PHCN, GĐV phải tuân thủ trình tự tháo phương tiện PHCN để tránh lây nhiễm. Tránh chạm vào bất kỳ bề mặt nào trước khi thực hiện tháo bỏ phương tiện PHCN. Các phương tiện PHCN được tháo bỏ và cho vào thùng gom chất thải lây nhiễm.

Sau khi hoàn thành khám nghiệm, kíp giám định bàn giao tử thi cho cơ quan trưng cầu giám định theo quy định. Sau đó, cơ quan trưng cầu sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý tử thi theo quy định của Bộ Y tế; bàn giao mẫu xét nghiệm cho cơ quan trưng cầu (nếu có yêu cầu); ghi rõ thông tin của tử thi, loại bệnh phẩm trên lọ hoặc tuýp đựng bệnh phẩm. Họp hội đồng khám nghiệm giải quyết các yêu cầu của giám định.