Theo đó, trong quý 1/2023, lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 6.600 tỉ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của ngân hàng đạt 2,06 triệu tỉ đồng; dư nợ tín dụng ở mức 1,57 triệu tỉ đồng (tăng 5% so với cùng kỳ, cao hơn mức bình quân hệ thống); huy động vốn ở mức 1,65 triệu tỉ đồng (tăng 2,3% so với cùng kỳ). Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 được kiểm soát dưới 1,4%.
CEO BIDV Lê Ngọc Lâm còn cho biết, NHNN đã giao chỉ tiêu tín dụng đợt đầu cho ngân hàng ở mức 8,36%. "Ngân hàng đang báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh", ông Lâm nói.
Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của BIDV |
Năm 2023, BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng từ 10-15%, phù hợp với diễn biến thị trường. Dư nợ tín dụng tăng trưởng đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do NHNN giao. Tỷ lệ nợ xấu không quá 1,4%.
BIDV cũng lên phương án chi trả cổ tức từ lợi nhuận còn lại năm 2022 với tỷ lệ 23% bằng cổ phiếu.
Theo ông Lê Ngọc Lâm, BIDV sẽ đẩy mạnh khai thác, mở rộng thị phần đối với nhóm doanh nghiệp FDI vì tiềm năng của nhóm khách hàng này vẫn còn rất lớn.
Mặt khác, cổ đông chiến lược KEB Hana Bank của BIDV cũng có nhóm khách hàng lớn tại Hàn Quốc. BIDV sẽ thông qua cổ đông chiến lược để mở rộng thị phần đối với doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam.
Cùng với đó, BIDV đã hợp tác với một số đối tác ngoại như Dragon Capital và Edmond De Rothschild, để thông qua các đối tác này phát triển các sản phẩm đặc thù là Private Banking. Đây là sản phẩm đặc thù dành cho nhóm khách hàng giàu có.
"Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm dành cho phân khúc này là không nhiều", ông Lâm nói./.