Chứng khoán hay các thị trường tài chính khác đôi lúc có thể vận động theo những cách không thể lường trước.
Các nhà phân tích từng dự đoán thị trường chứng khoán sẽ lao dốc nếu như ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, nhưng thực tế là giá cổ phiếu tăng mạnh. Các công ty báo cáo doanh thu cao hơn so với kỳ vọng đôi lúc lại chứng kiến giá cổ phiếu của họ giảm.
Trong hầu hết trường hợp, dự đoán về tương lai đem lại lợi thế cho các nhà giao dịch nhưng không phải lúc nào họ cũng đúng.
Giả sử, vào đầu năm 2021, các nhà giao dịch dự đoán trước rằng lạm phát sẽ tăng mạnh, nguyên nhân là do các ngân hàng trung ương bơm tiền ồ ạt, đồng thời tung ra các gói kích thích tài chính khổng lồ. Ngoài ra, họ cũng dự đoán được rằng lạm phát sẽ tăng cao do tình hình chiến sự ở châu Âu.
Với dự báo trên, các nhà giao dịch có thể sẽ dồn tiền vào một tài sản được xem là vượt trội so với các tài sản khác: Vàng.
Giá vàng hầu như không biến động trong suốt 2 năm vừa qua. Vào ngày 1/1/2021, một ounce vàng chỉ có giá 1.900 USD. Hiện, nó có giá khoảng 1.960 USD/ounce. Như vậy, mức tăng giá chỉ khoảng 3%.
Điều gì đang diễn ra với giá vàng?
Khó có thể xác định được giá trị hợp lý của vàng. Những người ủng hộ vàng chỉ ra vai trò lịch sử của thứ kim loại quý này như một tiền hỗ trợ tài sản, hoặc được dùng để chế tạo trang sức, nguồn cung có hạn và độ bền của nó như lý do mà giá trị của nó được duy trì.
Thoạt nhìn, hiện tượng này khá kỳ lạ: ngược lại với cổ phiếu hay trái phiếu, vàng không sinh ra dòng tiền hay cổ tức.
Điều này đã phần nào lý giải tại sao vàng mang lại lợi nhuận khiêm tốn trong những năm gần đây.
Do vàng không sinh ra dòng tiền nên giá của nó thường nghịch chiều với lãi suất thực – trong thời điểm an toàn, lợi suất thực, ví dụ như lợi suất của trái phiếu kho bạc Mỹ, tăng cao, các tài sản không sinh ra dòng tiền trở nên kém hấp dẫn hơn.
Bất chấp sức tăng đột biến của lạm phát, tăng lãi suất thậm chí còn ghê gớm hơn. Kết quả là, ngay cả khi lạm phát tăng vọt, kỳ vọng dài hạn vẫn được neo giữ một cách đáng ngạc nhiên. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm, trừ một chỉ số về kỳ vọng lạm phát, đã tăng từ khoảng -0,25% hồi đầu năm 2021 lên 1,4% ở hiện tại.
Trong năm 2021, các nhà nghiên cứu đến từ Fed Chicago đã phân tích các nhân tố chính đứng đằng sau giá vàng kể từ năm 1971, thời điểm mà nước Mỹ từ bỏ Bản vị Vàng, một hệ thống mà trong đó đồng USD 'neo' với vàng ở mức giá cố định.
Họ kiểm nghiệm 3 điều: vàng với tư cách chống lạm phát, vàng với vai trò hàng rào bảo vệ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, và vàng phản ánh lãi suất. Sau đó, họ thử nghiệm giá vàng trước những sự thay đổi về kỳ vọng lạm phát, sự thay đổi của nó trước đà tăng trưởng kinh tế và lãi suất thực, bằng cách sử dụng dữ liệu theo ngày, theo quý và theo năm.
Kết quả cho thấy tất cả những nhân tố này thực sự ảnh hưởng tới giá vàng. Vàng dường như có tác dụng 'phòng thủ' trước lạm phát và đà tăng giá khi nền kinh tế ảm đạm. Nhưng việc lãi suất thực cao tác động tới giá vàng lại có bằng chứng rõ ràng nhất.
Lạm phát có thể là động lực rõ ràng nhất tác động tới giá vàng trong khoảng những năm 1970, 1980 và 1990, nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, từ năm 2001 trở đi, lãi suất thực dài hạn và kỳ vọng về đà tăng trưởng kinh tế mới là nhân tố tác động mạnh nhất tới giá vàng. Cách mà giá vàng chuyển động kể từ năm 2021 dường như ủng hộ cho kết luận của họ: lạm phát có tác động, nhưng chính lãi suất thực mới tác động mạnh nhất tới giá vàng.
Điều này có nghĩa rằng vàng có thể đóng vai trò phòng ngừa lạm phát – nhưng lạm phát không phải biến số quan trọng duy nhất.
Vàng sẽ tăng giá trong giai đoạn lạm phát nếu như các ngân hàng trung ương không có hành động quyết liệt, hoặc lãi suất thực giảm, hoặc các nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách. Trong chu kỳ lạm phát hiện nay, cả hai điều trên đều chưa xảy ra./.
Vàng bớt 'lấp lánh', không còn là kênh trú ẩn an toàn?
Giá vàng 'dậy sóng'
Lý do các ngân hàng trung ương gom vàng mạnh nhất 55 năm
Theo The Economist