Những tuyên bố chính thức của Mỹ thường rất cứng rắn và đôi khi hiếu chiến nhưng dù muốn hay không Nga vẫn là một quyền lực quốc tế cần thiết phải đối thoại. Ngày 22-23.10, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton, vốn được biết đến là một người theo trường phái dầu hâu chống Nga đã tới thăm Moscow. Ông chưa bao giờ là người thân thiện nhưng sự dữ dội khi tiếp xúc với các quan chức Nga cũng đủ gây ấn tượng.
Đây là lần thứ 3 trong vòng 4 tháng ông có những cuộc hội đàm với các quan chức cao cấp Nga, bao gồm cả 5 giờ đối thoại với người đồng cấp Nga và những cuộc trò chuyện với các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng. Trước chuyến thăm gần đây nhất, ông đã tới Moscow vào tháng 6 và cũng có cuộc gặp gỡ Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev tại Geneva.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
|
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được mời thăm Washington vào đầu năm 2019. Lời mời này chưa được chính thức chấp thuận và lịch trình hiện vẫn chưa được hoàn thành. Trước đó, các lãnh đạo Nga và Mỹ sẽ gặp nhau tại Paris trong lễ kỷ niệm chiến thắng Thế Chiến I vào ngày 11.11. Cuộc gặp gỡ này sẽ rất đặc biệt. Bởi một sự kiện quan trọng là bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ diễn ra vào ngày 6.11 - có thể thay đổi bản chất của cuộc gặp tại Paris. Nếu đảng Cộng hòa chiến thắng hay giữ được các vị trí chủ chốt ở lưỡng viện, ông Trump sẽ tới Paris với gánh nặng giảm đi nhiều do vị thế của ông được củng cố mạnh mẽ.
Sẽ không còn những lời gièm pha bởi "bê bối Nga". Gây trở ngại cho ông Trump trong nghị viện sẽ không phải là một bước đi dễ dàng với đảng Dân chủ. Phe phái ngầm tại Mỹ sẽ thoái chí nhưng buộc phải chấp nhận thực tế. Tổng thống Mỹ sẽ có nhiều không gian hơn để đạt được các mục tiêu trong chính sách ngoại giao của ông, đặc biệt là những vấn đề với Nga.
Điều này không có nghĩa là ông sẽ bỏ các lệnh trừng phạt hay thay đổi lập trường của mình về Hiệp ước INF. Mà nó có nghĩa là, dù có rất nhiều vấn đề chia cách, các bên có thể có một cuộc đối thoại về những vấn đề quốc tế lớn và quan hệ đa phương. Một vài vấn đề sẽ tiếp tục nằm trong phạm vi tranh chấp nhưng một số có thể nằm trong lĩnh vực hợp tác. Hai cường quốc cần có những mối quan hệ để xác định lợi ích chung - Điều mà hai bên vẫn thiếu ở thời điểm hiện tại.
Tổng thống Trump và tổng thống Putin tại Hội nghị thượng đỉnh Helsinki.
|
Cựu Ngoại trưởng Mỹ ông Henry Kissinger có ít thiện cảm với những người Cộng sản và cũng không phải là bạn của Liên Xô. Nhưng trong khả năng của một Cố vấn An ninh Quốc gia và ngoại trưởng, ông tiên phong trong chính sách hòa hoãn. Ông vẫn đang cố gắng trong việc thúc đẩy mối quan hệ song phương. Liên Xô và Mỹ không phải bạn bè mà thậm chí còn là đối thủ. Nhưng thực tế đó không ngăn cản hai nước trở thành các đối tác đối thoại trong những phạm vi lớn hơn. Những gì xấu nhất đã được ngăn chặn và sự cân bằng bên miệng hố chiến tranh chưa bao giờ biến thành một cuộc chiến thực thụ, thay vào đó là sự hiệu quả trong việc kiểm soát vũ khí.
Ông Bolton cũng có thể làm như vậy. Như mọi người chứng kiến, ông đã duy trì các quan hệ bất chấp sự chống đối mạnh mẽ. Tổng thống Trump và Cơ quan An ninh Quốc gia của ông tin rằng điều đó sẽ làm nên ý nghĩa nào đó. Ông Richard Nixon cũng từng kiên trì khả năng để chống lại các ảnh hưởng bên ngoài và tự mình quyết định các chính sách ngoại giao. Ông Trump cũng vậy. Có một sự tương đồng giữa hai người. Tổng thống Putin và tổng thống Trump đều tin tưởng vào ưu điểm của một quốc gia độc lập và thấy rất nhiều khuyết điểm của "chủ nghĩa toàn cầu siêu quốc gia".
Phe đối lập với ông Trump nhận ra điều đó. Họ đang rất nỗ lực để ngăn chặn kết quả không mong muốn sẽ diễn ra vào ngày 6.11. "Đoàn người nhập cư" đang di chuyển từ Mexico tới biên giới phía nam của nước Mỹ nhằm ngăn cản tổng thống Mỹ có những bước đi quyết định như dùng quân đội để ngăn chặn làn sóng nhập cư. Nếu quân đội được sử dụng, phe đối lập với ông Trump sẽ cực lực phản đối và sử dụng điều đó với mục đích tuyên truyền. Còn nếu không, ông Trump sẽ thất bại trong việc giữ những lời hứa bảo vệ biên giới quốc gia, làm cho các cử tri đảng Cộng hòa thoái chí.
Ông Trump cùng đội Vệ binh Quốc gia tại biên giới nước Mỹ.
|
Rõ ràng, "đoàn người nhập cư" được tổ chức một cách kỹ càng cùng thời điểm với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Tổ chức Nhân dân Không biên giới được tuyên bố là bên tổ chức sự kiện này nhưng rõ ràng có những nhân vật đứng đằng sau cung cấp tài chính và lấy nó làm bình phòng. Tiền để cung cấp cho những người vượt biên từ các lãnh thổ như Honduras, Guatemala và Mexico không "từ trên trời rơi xuống". Không có ai trong "đoàn người nhập cư" phải chịu cảnh đói khát.
Một vài kênh truyền thông tại Mỹ đã lan truyền các câu chuyện để khiến độc giả cảm thông với "những người sẽ là nạn nhân" và nhìn mọi vấn đề liên quan tới tổng thống Trump theo chiều hướng tiêu cực - một mánh lới để giáng một đòn vào đúng thời điểm bầu cử. Một vài tờ báo tin rằng "những đoàn người" có liên hệ tới những nhà tài trợ thuộc đảng Dân chủ. Còn có những tin đồn lan trộng như việc tỷ phú George Soros hay chủ tịch của Comcast là ông Brian Roberts đứng sau những hành động này. Dù đúng hay không thì cũng có một nhóm người rất ảnh hưởng đang sử dụng "đoàn người nhập cư" cho các mục đích chính trị.
Đây chính là mối đe dọa an ninh quốc gia thật sự mà họ muốn tổng thống của mình bỏ qua trong khi chống lại việc mối đe dọa đến từ Moscow thật ra chỉ là tưởng tượng. Các chuyên gia Nga nhận thức rõ những vấn đề mà tổng thống Mỹ phải đối mặt khi các chính sách của ông đang bị phá vỡ bởi phe đối lập quyền lực. Mặt khác, phe đối lập của ông Trump không thể lúc nào cũng đợi tới thời điểm tốt nhất. Dù thế nào thì kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 6.11 sẽ tác động đến rất nhiều điều bao gồm cả tương lai quan hệ Mỹ-Nga.