Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018: Cơ hội cho Mỹ khôi phục thanh danh toàn cầu?

VietTimes -- Tác giả Peter Harris cho rằng dù cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có kết quả thế nào thì Mỹ cũng sẽ không khôi phục được vị thế lãnh đạo quốc tế, trừ phi các yếu tố trong nước như các cử tri, nhóm lợi ích, đảng phái chính trị và các lãnh đạo nhà nước đều ủng hộ cho một kế hoạch như vậy. Và vẫn còn quá sớm để nói rằng vị thế chính trị của ông Trump là tương lai hay nó sẽ bị loại bỏ, theo National Interests.
Tổng thống Donald Trump đã rút nước Mỹ ra khỏi nhiều cam kết, hiệp ước quốc tế.
Tổng thống Donald Trump đã rút nước Mỹ ra khỏi nhiều cam kết, hiệp ước quốc tế.

Tổng thống Donald Trump hầu như không được sự ủng hộ của các bạn bè và đồng minh Mỹ. Vào ngày 6.11, những người theo chủ nghĩa hoài nghi ở nước ngoài sẽ theo dõi sát sao những cử tri Mỹ đi bầu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Hai năm sau khi ông Trump gây cú sốc khi vào làm ông chủ Nhà Trắng, tỷ lệ người Mỹ thay đổi sau những gì tổng thống Mỹ đã làm sẽ thế nào? Liệu các cử tri có chọn những nhà lập pháp ủng hộ sự lãnh đạo của ông Trump trong nội địa, dù quyền lực và ảnh hưởng của nước Mỹ ở bên ngoài đang bị xói mòn? Hay phe đối lập với ông Trump đủ mạnh để lấy lại quyền lực tại Washington và bắt đầu tiến trình xây dựng lại lòng tin trong vai trò toàn cầu của Mỹ?

Những người nước ngoài và trong nước không ưa tổng thống Trump sẽ hy vọng có một chiến thắng lớn cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Quan điểm của họ cũng cho thấy những đảng viên Dân chủ sẽ xác nhận mối nghi ngờ rằng ông Trump là một sự sai lầm - người đã đắc cử tổng thống bằng sự trùng hợp ngẫu nhiên trong cuộc bỏ phiếu Đại Cử Tri, người vẫn đang nằm ngoài xu hướng dư luận, cùng với quan điểm chủ nghĩa dân tộc "nước Mỹ trước tiên" khiến ông có rất ít cơ hội tồn tại lâu dài trong phòng Bầu Dục. Và đây sẽ là tín hiệu mạnh mẽ chỉ ra một người Mỹ theo chủ nghĩa quốc tế hơn sẽ tồn tại và lãnh đạo một lực lượng chính trị sẵn sàng để đánh bại địa vị chính trị của ông Trump vào năm 2020. 

Nhưng nếu đảng Dân chủ có khả năng thắng và kiểm soát được Hạ viện (chiếm lại quyền kiểm soát Thượng viện sẽ khó hơn rất nhiều), thì cũng chưa đủ để nói trước rằng sẽ có sự quay lại chủ nghĩa tự do quốc tế một cách chính thống. Ngay cả có một cơn sóng lớn ủng hộ đảng Dân chủ thì cũng không thể cho rằng đó là một sự bác bỏ những chính sách ngoại giao của ông Trump, cũng không có sự tán thành của những chính sách tự do quốc tế trước đó. Điều đó là bởi vì các nhà lập pháp đảng Dân chủ nhận ghế vào tháng 1.2019 không chiến thằng bằng chiến dịch dựa trên các vấn đề chính sách ngoại giao. Có thể một vài người trong số họ chống lại chính sách ngoại giao của ông Trump, họ cũng sẽ không muốn làm điều đó một cách công khai. 

Rõ ràng, những nhà lãnh đạo đảng Dân chủ "hăm hở" chỉ trích ông Trump khi ông chối bỏ những thể chế đa phương, điển hình là việc rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran. Họ vô cùng muốn khôi phục lại quan hệ với đồng minh như Đức - đất nước mà nhà lãnh đạo Angela Merkel đã đề xuất vào năm ngoái rằng châu Âu sẽ không "dựa vào" Mỹ thêm nữa. Hơn nữa, hầu hết các nhà lập pháp đảng Dân chủ chống lại khuynh hướng chủ nghĩa đơn phương và quân phiệt của ông Trump.

Nhưng đối với chính sách ngoại giao thì đảng Dân chủ không muốn khôi phục lại hiện trạng trước kia ví dụ như vấn đề thương mại tự do. Trong khi một vài đảng viên Dân chủ có thể biến những cuộc chiến thương mại và vấn đề áp thuế không được ủng hộ của ông Trump thành vấn đề có thể lợi dụng về mặt chính trị, các thành viên khác trong đảng có một lịch sử chống lại việc mở rộng tự do thương mại. Chắc chắn, các đảng viên Dân chủ trong quốc hội từ ông Bernie Sanders, bà Elizabeth Warren cho tới bà Nancy Pelosi đều không phải là những người ủng hộ thiết tha với những nỗ lực của cựu tổng thống Obama trong việc mở rộng mậu dịch đối ngoại. Thay vào đó, họ đấu tranh một cách mạnh mẽ để chống lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và các hiệp định tự do thương mại tương tự. 

Nhưng không phải là những người Dân chủ cánh tả là những người chống lại chủ nghĩa quốc tế. Trong bài phát biểu đáng chú ý về chính sách ngoại giao của ông Bernie Sanders vào tháng 9, ông dứt khoát bác bỏ thế giới quan theo chủ nghĩa dân tộc của ông Trump và mạnh mẽ bảo vệ quan điểm rằng sự phụ thuộc lẫn nhau cần phải có những giải pháp đa phương với những thách thức chung. Nhưng ông Sanders muốn thi hành một phiên bản khác của chủ nghĩa quốc tế cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách ngoại giao của nước Mỹ. Ông và những người ủng hộ đòi hỏi một nghị trình quốc tế triệt để, cấp tiến và chú trọng tới giá trị thay vì những mục tiêu tương đối bảo thủ trong việc phục vụ trật tự quốc tế hiện có. Với họ, lãnh đạo thế giới không phải là một cái kết đáng mong ước với quyền lợi của mình.

Hai ông Trump và Sanders bất đồng sâu sắc. Nhưng cả hai đều nhận ra rằng khế ước xã hội trước đây là nền tảng cho chủ nghĩa quốc tế của Mỹ không còn nữa. Những liên minh mạnh mẽ đáng tin cậy, ủng hộ cho các thể chế đa phương, cam kết rộng rãi với nền kinh tế quốc tế rộng mở, các hoạt động quân sự để gìn giữ sự ổn định toàn cầu - là những cột trụ của trật tự quốc tế được coi là sự mở rộng của lợi ích quốc gia Mỹ lâu nay. Nhưng hiện tại, rất ít người Mỹ coi mối liên kết giữa một chính sách ngoại giao rộng mở là những cơ hội được mở ra trong nội địa. Với cả hai phe cánh tả và cánh hữu đều có một sự mong muốn rõ ràng về một điều gì đó khác biệt dù họ không có sự thống nhất một cách chính xác tương lai sẽ diễn ra thế nào.

Tất nhiên, từ lâu tổng thống Trump đã có sự không hài lòng với quan hệ của Mỹ với thế giới bên ngoài. Sự liên kết sâu sắc của nền kinh tế là những cuộc chiến không có hồi kết, vấn đề nhập cư và chủ nghĩa đa văn hóa, cùng sự chia sẻ chủ quyền quốc gia luôn khiến người dân không hài lòng. Nhưng cuộc bầu cử năm 2016 đã làm rõ sự "chia cắt" giữa giới tinh hoa Mỹ và phần lớn những cử tri không thể tiếp diễn. Với ông Trump, những người bỏ phiếu chọn một vị tổng thống dứt khoát sẽ phá bỏ kiến trúc của chủ nghĩa quốc tế tự do do lãnh đạo của cả hai đảng đã xây dựng trong 7 thập kỷ. Hiện tại, cách duy nhất để làm điều này là vượt qua nó. 

Những người tin tưởng vào trật tự thế giới tự do ở nước ngoài có quyền hy vọng vào một "làn sóng xanh" năm 2018. Dưới sự lãnh đạo của ông Trump, đảng Cộng hòa có tất cả nhưng mất hết quyền lợi quốc tế. Nhưng sẽ là sai lầm khi hy vọng địa vị thống trị thế giới của Mỹ có thể được khôi phục đơn giản bằng những chiến thắng của đảng Dân chủ vào năm 2018 và 2020. Nếu Mỹ muốn lấy lại vai trò lãnh đạo quốc tế đã mất, đất nước này cần có một khế ước xã hội mới toàn diện liên kết quyền lực toàn cầu của Mỹ với những lợi ích cụ thể của an ninh nội địa, sự thịnh vượng trong nước và địa vị quốc gia. Nói cách khác, cần có một chính sách ngoại giao năng động rõ ràng, dứt khoát - một điều mà cả các cử tri và lãnh đạo lưỡng đảng đều đồng ý. 

Năm 2018, sự tán thành với mục đích quốc gia như vậy thực tế là một hình ảnh xa vời. Việc lưỡng đảng ủng hộ cho chủ nghĩa quốc tế của Mỹ không phải là điều đảng Dân chủ có thể thực hiện một mình. Đúng thời điểm, có thể thuyết phục đảng Cộng hòa loại bỏ vị thế chính trị của ông Trump và tìm lại những giá trị của thương mại tự do, của những liên minh tin cậy và hợp tác đa phương. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, ngay cả các đảng viên Dân chủ cũng bị chia cắt trong cách tiếp cận câu hỏi về địa vị lãnh đạo quốc tế. Điều này vẫn sẽ diễn ra trong tương lai gần.

Cuối cùng, Mỹ không còn cơ hội để lấy lại vị thế lãnh đạo chính thống của cộng đồng quốc tế, trừ phi các yếu tố trong nước như cử tri, các nhóm lợi ích, đảng phái chính trị và các lãnh đạo nhà nước đều ủng hộ cho một kế hoạch như vậy. Rõ ràng họ sẽ không làm như vậy và đất nước thay vào đó đi vào con đường của sự cô lập, chủ nghĩa đơn phương, cố thủ... Sau 2 năm ông Trump giữ chức tổng thống, vẫn còn rất sớm để nói đất nước Mỹ sẽ đi theo hướng nào.