Thông tin từ VNE, các nhà thiên văn đầu quan sát hai hố đen hợp nhất bên trong đĩa bồi tụ của hố đen thứ ba, tạo ánh sáng mạnh gấp 1.000 tỷ lần mặt trời. Chớp sáng này được phát hiện vào năm ngoái.
Quan sát mới nhất cho thấy sự kiện này xảy ra bên trong đĩa bồi tụ của một hố đen thứ ba đồ sộ hơn nhiều. Lớp bụi và khí gas xung quanh rọi sáng cặp hố đen, có thể theo dõi bằng kính viễn vọng quang học.
Matthew Graham - Giáo sư thiên văn học ở Viện Công nghệ California và cộng sự Saavik Ford ở Đại học New York, cho biết nhóm nghiên cứu chắc chắn tới 99,9% chớp sáng là kết quả của việc hố đen sáp nhập.
Mô phỏng vụ sáp nhập của hai hố đen xảy ra gần hố đen thứ ba. Ảnh: NASA.
|
Ford và McKernan - Nhà khoa học dự án ở Zwicky Transient Facility (ZTF), họ rà soát dữ liệu của Zwicky để tìm bất kỳ chớp sáng nào trùng hợp về thời gian và vị trí với vụ va chạm do Ligo quan sát. Kết quả, vụ sáp nhập mang số hiệu S190521g mà Ligo phát hiện vào tháng 5/2019 hoàn toàn phù hợp với nhận định trên.
Mỗi hố đen trong cặp có kích thước bằng đảo Wight (Anh) và tổng khối lượng bằng 150 Mặt Trời. Vụ sáp nhập xảy ra gần hố đen siêu lớn J1249+3449 có đường kính tương đương quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Tờ VTC News thông tin các khoa học khẳng định vụ va chạm và sáp nhập của cặp hố đen này cách trái đất 2,4 tỷ năm ánh sáng, trong đó, một hố nặng gấp 29,7 lần khối lượng của mặt trời, một hố nặng gấp 8,4 lần. Hố đen hình thành từ những ngôi sao cổ đại sụp đổ và sẽ lớn hơn ra đời khi hố đen nhỏ sáp nhập.
Trong quá trình va chạm và sáp nhập, nó tạo ra các "tiếng ồn ký quái" chia thành 2 tần số riêng biệt, cách nhau 5 nốt theo cách nói trong thanh nhạc.