Tờ Sputnik Nga gần đây dẫn lời chuyên gia Nga Mikhail Belyaev cho rằng Mỹ đang "tấn công" Trung Quốc và cảm thấy bất an về địa vị bá chủ toàn cầu của mình bị mất đi.
Theo tờ Sputnik Nga gần đây, bình luận về tuyên bố chung được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại thế giới tổ chức ở Buenos Aires, Argentina vào ngày 12/12, chuyên gia Mikhail Belyaev nói: "Trước đây Tổ chức thương mại thế giới (WTO) giống như các tổ chức quốc tế khác đã hoàn toàn bị Mỹ chi phối, từng là công cụ để Mỹ thúc đẩy thực hiện chính sách của Mỹ và phổ biến 'giá trị Mỹ' trên toàn cầu. Hiện nay, WTO không còn đóng vai trò như vậy, đương nhiên là Mỹ không vui. Mỹ không vui với việc WTO không còn ủng hộ họ dựa vào một số hàng rào thuế quan của Mỹ để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc".
Trong hội nghị nói trên, Cao ủy thương mại EU Cecilia Malmstrom đã chỉ trích Trung Quốc. Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko đã bày tỏ ủng hộ sáng kiến của Mỹ, nâng cao độ minh bạch và tiêu chuẩn chế độ trách nhiệm giải trình của WTO.
Các nhà quan sát cho rằng trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tích cực tạo điều kiện để tìm kiếm một chuyến thăm đến Trung Quốc, Nhật Bản đã gia nhập mặt trận của Mỹ và châu Âu.
Khương Dược Xuân, giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và kinh tế thế giới, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng vừa chỉ trích Trung Quốc thực hiện chủ nghĩa bảo hộ thương mại, vừa hy vọng cải thiện quan hệ với Trung Quốc là một loại xung đột lợi ích của Nhật Bản, nó rất khó mất đi trong ngắn hạn.
Theo tờ Sputnik Nga gần đây, bình luận về tuyên bố chung được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại thế giới tổ chức ở Buenos Aires, Argentina vào ngày 12/12, chuyên gia Mikhail Belyaev nói: "Trước đây Tổ chức thương mại thế giới (WTO) giống như các tổ chức quốc tế khác đã hoàn toàn bị Mỹ chi phối, từng là công cụ để Mỹ thúc đẩy thực hiện chính sách của Mỹ và phổ biến 'giá trị Mỹ' trên toàn cầu. Hiện nay, WTO không còn đóng vai trò như vậy, đương nhiên là Mỹ không vui. Mỹ không vui với việc WTO không còn ủng hộ họ dựa vào một số hàng rào thuế quan của Mỹ để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc".
Trong hội nghị nói trên, Cao ủy thương mại EU Cecilia Malmstrom đã chỉ trích Trung Quốc. Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko đã bày tỏ ủng hộ sáng kiến của Mỹ, nâng cao độ minh bạch và tiêu chuẩn chế độ trách nhiệm giải trình của WTO.
Các nhà quan sát cho rằng trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tích cực tạo điều kiện để tìm kiếm một chuyến thăm đến Trung Quốc, Nhật Bản đã gia nhập mặt trận của Mỹ và châu Âu.
Khương Dược Xuân, giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và kinh tế thế giới, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng vừa chỉ trích Trung Quốc thực hiện chủ nghĩa bảo hộ thương mại, vừa hy vọng cải thiện quan hệ với Trung Quốc là một loại xung đột lợi ích của Nhật Bản, nó rất khó mất đi trong ngắn hạn.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Hiroshige Seko, và Cao ủy thương mại Châu Âu Cecilia Malmström tại Hội nghị Tổ chức Thương mại Thế giới ở Buenos Aires hôm thứ Ba. Ảnh: Wall Street Journal
Theo Khương Dược Xuân: "Quan hệ Trung - Nhật vừa có mặt hợp tác, vừa tồn tại mặt xung đột và va chạm, trong tương lai tình hình này sẽ tiếp diễn. Trước hết, giữa Trung - Nhật có hợp tác, nhất là trong sáng kiến 'Vành đai, con đường', tầng lớp lãnh đạo hai bên đã đạt được nhận thức chung, các doanh nghiệp, giới nghiên cứu và người dân đã bắt đầu tìm kiếm dự án hợp tác.
Nhật Bản cũng thực sự có các hành động trên thực tế. Nhưng một loạt vấn đề mang tính căn bản như vấn đề lịch sử, vấn đề lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đến nay còn chưa được giải quyết. Điều này đã quyết định giữa Trung - Nhật mặc dù có hợp tác về kinh tế, nhưng các xung đột và va chạm trong quan hệ song phương vẫn sẽ không dừng lại".
Chuyên gia Mikhail Belyaev cho rằng: "Người Mỹ đương nhiên muốn hạn chế Trung Quốc, trong khi đó, với sáng kiến 'Vành đai, con đường', Trung Quốc chắc chắn sẽ mở rộng vai trò ảnh hưởng trên thế giới. Người Mỹ nhìn thấy sáng kiến này không chỉ là một vài lời hô hào. Nó to lớn và có các hành động cụ thể. Nó thực sự đang được triển khai trên thực tế. Những nước hưởng ứng sáng kiến này của Trung Quốc hoàn toàn không phải xuất phát có sự tính toán về mặt ý thức hệ. Trong khi đó Mỹ lại không đưa ra được với các đối tác của họ một sáng kiến tương tự 'Vành đai, con đường' như Trung Quốc".
Chuyên gia Mikhail Belyaev cho rằng: "Người Mỹ đương nhiên muốn hạn chế Trung Quốc, trong khi đó, với sáng kiến 'Vành đai, con đường', Trung Quốc chắc chắn sẽ mở rộng vai trò ảnh hưởng trên thế giới. Người Mỹ nhìn thấy sáng kiến này không chỉ là một vài lời hô hào. Nó to lớn và có các hành động cụ thể. Nó thực sự đang được triển khai trên thực tế. Những nước hưởng ứng sáng kiến này của Trung Quốc hoàn toàn không phải xuất phát có sự tính toán về mặt ý thức hệ. Trong khi đó Mỹ lại không đưa ra được với các đối tác của họ một sáng kiến tương tự 'Vành đai, con đường' như Trung Quốc".