Báo Nga đặt câu hỏi: Liệu Mỹ có thể lấp đầy kho vũ khí của Việt Nam?

VietTimes -- Theo nhận định của truyền thông và chuyên gia quân sự Nga, trong chuyến đi châu Á từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 5, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam.
Tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất.
Tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất.

Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói với hãng tin Sputnik của nước này rằng có lẽ trong chuyến thăm này Washington sẽ công bố tin dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội. 

Vasily Kashin đánh giá rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ đang dần khắc phục những hạn chế trong mối quan hệ song phương do lịch sử để lại. 

Và, trong tương lai gần Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cung cấp thiết bị quân sự cho Việt Nam nhằm tăng cường khả năng của Hà Nội chống lại hoạt động đòi hỏi chủ quyền (phi pháp) và những hành vi của Bắc Kinh ở vùng Biển Đông.

Bộ đội đặc công của Việt Nam.
Bộ đội đặc công của Việt Nam.

Ông Vasily Kashin cho rằng, trước hết, nói về máy bay tuần tra biển P-3 Orion. Hiện nay chỉ có Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc sản xuất máy bay loại này. 

Ở châu Âu không có cơ sở nào sản xuất loại máy bay tuần tra biển, còn Nga giờ đã không sản xuất máy bay tuần tra biển mà chỉ tiến hành hiện đại hóa các máy bay Il-38 và Tu-142 từ thời Liên Xô.

Tàu chiến Hải quân Mỹ.
Tàu chiến Hải quân Mỹ.

Theo vị chuyên gia Nga, Mỹ chưa sẵn sàng cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam, ví dụ, máy bay tiêm kích. Để xuất khẩu các loại máy bay như vậy cần phải đáp ứng rất nhiều điều kiện đặc biệt, mà một số điều kiện mà Việt Nam khó có thể thực hiện được. 

Ngoài ra, để cung cấp lượng lớn vũ khí của Mỹ cho Việt Nam, hai nước phải thiết lập quan hệ dựa trên sự tin cậy chính trị. 

Theo Vasily Kashin, Hà Nội muốn đa phương hóa các nguồn cung cấp vũ khí, chủ yếu dựa vào Nga. Việt Nam cũng đang cố gắng phát triển tích cực các mối quan hệ quân sự-kỹ thuật với các nước châu Âu, Israel và Ấn Độ.

F-16
F-16

Ví dụ, Ấn Độ có kế hoạch cung cấp cho Việt Nam các tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa Ấn Độ và Nga. 

Nhật Bản cũng quan tâm đến sự hợp tác với Việt Nam trong việc xây dựng lực lượng bảo vệ bờ biển. Gần đây, nước này đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, nước Nhật không thể trở thành nhà cung cấp chính bán cho Việt Nam các loại vũ khí sát thương.

Xét theo mọi việc, sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Mỹ và Việt Nam sẽ hạn chế trong lĩnh vực tuần tra trên biển, tác chiến chống tàu ngầm. 

Ở đây nói không chỉ về việc cung cấp kỹ thuật quân sự mà cũng có thể chia sẻ thông tin tình báo. Trong trường hợp này dễ dự đoán ai sẽ đóng vai trò một đối phương tiềm năng - ông Vasily Kashin kết luật.

Theo Sputnik